An toàn thuốc tại nhà - phòng tránh trường hợp vô tình ngộ độc thuốc tại nhà

Thứ tư - 15/05/2024 16:16
Một số loại thuốc có thể rất độc đối với người hoặc vật nuôi, ngay cả với lượng nhỏ.Trẻ em có nguy cơ đặc biệt cao bị ngộ độc thuốc.Cân nhắc các chiến lược kê đơn an toàn với thuốc đã biết có hại khi sử dụng không đúng cách. Nhắc nhở bệnh nhân giữ tất cả các loại thuốc ra khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em và vật nuôi, ngoài ra không bao giờ chia sẻ thuốc kê đơn với người khác.
Safety
Safety

Mỗi gia đình thường để trong nhà một số chất, trong đó có thuốc, thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc ngoài ý muốn ở trẻ em và vật nuôi. Khoảng 20% các gia đình có trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị ngộ độc mỗi năm. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi đều có thể bị ngộ độc bởi các loại thuốc trong nhà.

Medsafe cũng đã nhận được báo cáo các trường hợp ngộ độc gây chết vật nuôi do Efudix (kem fluorouracil 5-FU) tại New Zealand và nước ngoài. Tờ thông tin sản phẩm củas Efudix đã được cập nhật lưu ý an toàn cho vật nuôi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ngộ độc bao gồm loại thuốc, số lượng thuốc, đường phơi nhiễm, và các đặc điểm của người sử dụng như tuổi, cân nặng, tiền sử bệnh lý. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm không có hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên một số loại thuốc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng hoặc tủ vong ngay cả với lượng rất nhỏ.

Ngộ độc ở trẻ em

Hơn một nửa số cuộc gọi đến Trung tâm Chống độc Quốc gia New Zealand liên quan đến trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là nhóm tuổi dễ bị ngộ độc nhất. Các báo cáo bao gồm cả ngộ độc hóa chất gia dụng và thuốc. Bảng 1 liệt kê một số loại thuốc được báo cáo phổ biến nhất cho Trung tâm Chống độc Quốc gia về ngộ độc ở trẻ em < 5 tuổi.

Bảng 1. Ví dụ về các loại thuốc được báo cáo phổ biến nhất trong ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi

Paracetamol

Thuốc chống viêm

Thuốc tuyến giáp

Vitamin tổng hợp

Thuốc kháng histamin

Kháng sinh

Thuốc tránh thai đường uống

Thuốc cảm lạnh và cúm

 

 

Bảng 2. Ví dụ về các loại thuốc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng ở trẻ em với lượng nhỏ

Nhóm thuốc

Ví dụ

Thuốc chẹn kênh calci

Diltiazem, verapamil

Opioid

Morphin, fentanyl

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Amitriptylin, nortriptylin

Dẫn chất sulfonylurea

Glipizid, gliclazid

Thuốc điều trị gout

Colchicin


Ngộ độc ở vật nuôi

Chuyển hóa của nhiều loại thuốc ở vật nuôi khác với người.  Một số loại thuốc thường được sử dụng ở người có độc tính cao đối với vật nuôi, ví dụ, thuốc chống viêm, paracetamol, thuốc cảm lạnh và cúm, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm và vitamin. Thuốc bôi (như kem và thuốc mỡ) cũng có thể gây hại khi vật nuôi ăn phải, kể cả khi vật nuôi liếm thuốc dính trên da. Thuốc chứa 5-FU, calcipotriol hoặc minoxidil đặc biệt có hại, kể cả với một lượng nhỏ. 

Khuyến cáo an toàn:

- Cân nhắc các chiến lược kê đơn an toàn với thuốc đã biếtcó hại khi sử dụng không đúng cách. 

- Nhắc nhở bệnh nhân:

+ Giữ tất cả các loại thuốc ra khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em và vật nuôi.

+ Không bao giờ chia sẻ thuốc kê đơn với người khác.

+ Cất thuốc đi ngay sau khi sử dụng

+ Bảo quản thuốc trong hộp đựng ban đầu và tách biệt với thực phẩm. 

+ Không tin tưởng quá nhiều vào nắp vặn chống trẻ em do trẻ em vẫn có thể tìm cách mở nắp. 

- Ngoài ra, nhắc nhở bệnh nhân sử dụng thuốc bôi:

+ Tránh để vật nuôi tiếp xúc hoặc liếm vị trí da dùng thuốc hoặc các vật dụng dính thuốc. 

+ Rửa tay kỹ sau khi sử dụng. 

+ Vứt bỏ hoặc làm sạch một cách an toàn bất kỳ vật dụng nào có thể chứa dư lượng thuốc (ví dụ: vải, dụng cụ bôi, quần áo).

 
Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/March2024/Medicine-safety%20reminder-avoid-unintentional-poisoning-in-the-home.html
 (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2525/Medsafe-an-toan-thuoc-tai-nha.htm )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Giới thiệu Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Giới thiệu khái quát Khoa Dược – bệnh viện Đồng Nai là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:3163 | lượt tải:635

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:3913 | lượt tải:934

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:4193 | lượt tải:1061

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:3267 | lượt tải:844

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:5733 | lượt tải:1332

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2905 | lượt tải:954

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6704 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:6266 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:4277 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:3546 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,805
  • Tháng hiện tại76,163
  • Tổng lượt truy cập13,737,203
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây