Tình huống lâm sàng cho Dược sĩ

Thứ tư - 26/10/2016 16:59
Case Studies
(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)
Tình huống 1 (Ca 1):
Một người đàn ông 75 tuổi, tên là HC, ông ta đến hiệu thuốc mua một loại thuốc OTC để điều trị nấm móng ngón cái bàn chân trái. Ông ta cho bạn xem bàn chân của mình và bạn quan sát móng chân thấy như sau: dày và lốp bóng và có màu vàng - trắng. Ông HC hầu như khỏe mạnh. Bệnh cao huyết áp của ông được kiểm soát tốt với lisinopril 20mg, 1 lần/ngày. Ông ấy không uống thêm loại thuốc nào khác.
 
Là dược sĩ, bạn định tư vấn điều gì cho ông HC trên?
 
Tình huống 2 (Ca 2):
 SJ, một người đàn ông 38 tuổi, gần đây được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Ông đã trải qua nhiều tháng điều trị nhận thức hành vi (CBT); tuy nhiên, ông chán nản với lượng thời gian mà lộ trình CBT yêu cầu và muốn thử điều trị bằng thuốc. Tiền sử dùng thuốc của ông ấy nổi bật với chứng rối loạn lo âu tổng quát, được chẩn đoán cách đây 6 năm và điều trị bằng paroxetine. Ông SJ đã có đáp ứng mong muốn và dung nạp paroxetine, nhưng sau đó khi ông ấy cảm thấy không còn cần đến thuốc, ông đã ngưng dùng thuốc mà không có sự tư vấn của nhân viên y tế. Bác sĩ liệu pháp tại cơ quan của bạn hỏi bạn về các thuốc mà ông SJ nên được chỉ định để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Là một dược sĩ lâm sàng, liệu pháp điều trị bằng thuốc nào bạn khuyến cáo nên sử dụng cho ông SJ?
 
Trả lời:
Ca 1: Nấm móng là một chẩn đoán thông thường (~ 10% tỷ lệ mắc) trong dân số nói chung và tỷ lệ tăng theo độ tuổi (50% cá nhân lớn hơn 70 tuổi bị ảnh hưởng). Nấm móng có thể được gây ra bởi một loại thực vật khác, nhưng phổ biến nhất là kết quả của nhiễm trùng bởi dermatophytes Trichophyton. Mục tiêu điều trị nấm móng là để loại trừ nhiễm trùng, từ đó cải thiện vẻ ngoài của móng và ngăn ngừa các biến chứng như viêm mô tế bào và loét chân, đặc biệt ở người lớn tuổi và những người có bệnh tiểu đường.
Loại bỏ nhiễm trùng, tuy nhiên, đây có thể là một điều rất khó bởi vì móng tay được làm bằng chất sừng, không có mạch máu và không thấm nước với nhiều phương pháp điều trị. Mặc dù ông HC đang đi tìm một liệu pháp điều trị OTC, dược sĩ nên thông báo với ông rằng vài lần điều trị OTC cho bệnh nấm móng đã được nghiên cứu đầy đủ và điều trị toàn thân với thuốc kháng nấm (ví dụ, fluconazole, itraconazole, terbinafine) đã chứng minh được hiệu quả nhất.
Trong số này, terbinafine đã được quan sát thấy có tỷ lệ chữa khỏi nấm cao nhất, vượt 75%. Các dược sĩ nên đề nghị rằng ông HC nên gặp bác sĩ để xác định chẩn đoán nấm móng và để có được một toa thuốc terbinafine 250 mg, uống một lần mỗi ngày trong 12 tuần (vì đây là một bệnh nhiễm trùng móng chân).
 
Ca 2:  Theo hướng dẫn của Hiệp Hội Tâm Thần Bệnh Học Mỹ, clomipramine và các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs), bao gồm fluoxetine, fluvoxamine, paroxetine và sertraline, được khuyến cáo cho các trường hợp OCD. Sử dụng SSRIs là ưu tiên vì SSRIs có xu hướng dung nạp tốt hơn clomipramine.
Các thuốc SSRI khác nhau dường như không có sự khác biệt về hiệu quả, do đó sự lựa chọn thuốc của nhân viên y tế dựa trên những yếu tố ảnh hưởng như khả năng dung nạp và tương tác thuốc.
Vì ông SJ trước đó đã dung nạp paroxetine, đó là một lựa chọn hợp lý. Ông SJ nên được khởi đầu điều trị với paroxetine 20mg, uống 1 lần, mỗi ngày. Paroxetine có thể được chỉnh liều xấp xỉ 10mg hàng tuần đến một liều tổng từ 40mg đến 60mg, hằng ngày, tùy thuộc vào đáp ứng.
Ông SJ nên được nhắc nhở rằng ông ấy sẽ không thấy được sự tiến triển cho tới khoảng 4 đến 6 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc.
Case Studies (October 2016), Pharmacy Times Journal
Erin R. Weeda, PharmD, and Craig I. Coleman, PharmD
Published Online: Thursday, October 20, 2016

Tổng hợp tin: DS. Võ Thị Kiều Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 3.8 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG Y TẾ

Với mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế” nhằm rút ngắn quy trình cấp phát thuốc, bệnh viên Đa khoa Đồng Nai triển khai Hệ thống phát số theo hàng đợi tại phòng phát thuốc BHYT ngoại trú khoa Dược. Sau khi khám xong, người bệnh nhanh chóng nộp toa thuốc về cửa số 10. Hệ thống sẽ tự...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:2561 | lượt tải:481

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:3118 | lượt tải:777

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:3379 | lượt tải:867

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:2696 | lượt tải:666

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:4707 | lượt tải:1058

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2348 | lượt tải:776

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6009 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:5514 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:3576 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:2990 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,277
  • Tháng hiện tại73,456
  • Tổng lượt truy cập12,622,716
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây