Hội chứng BRASH liên quan đến các thuốc ức chế dẫn truyền qua nút nhĩ thất (AV blockers)

Thứ tư - 02/07/2025 10:51
Cơ sở dữ liệu về Cảnh giác Dược của New Zealand gần đây đã nhận được báo cáo về một trường hợp bệnh nhân gặp hội chứng BRASH khi sử dụng propranolol và diltiazem.
BRASH
BRASH

 

Hội chứng BRASH

Hội chứng BRASH đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng bao gồm: nhịp tim chậm, suy thận, block nhĩ thất, sốc và tăng kali máu. Trong đó, “BRASH” là tên viết tắt gồm chữ cái đầu đầu của các triệu chứng đặc trưng: Bradycardia – nhịp tim chậm, Renal Failure – suy thận, AV Blockade – block nhĩ thất, Shock – sốc, và Hyperkalemia – tăng kali máu.

Đáng chú ý, trong hội chứng BRASH, tác động hiệp đồng giữa thuốc ức chế dẫn truyền qua nút nhĩ thất (AV blockers) và tình trạng tăng kali máu có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng nhịp tim chậm. Tiếp đó, cung lượng tim giảm gây tổn thương thận, tạo ra vòng xoắn bệnh lý gây tăng kali máu nghiêm trọng hơn, có thể tiến triển thành suy đa cơ quan.

Các yếu tố nguy cơ liên quan hội chứng BRASH bao gồm: giảm thể tích tuần hoàn do bệnh lý, khởi đầu điều trị hoặc tăng liều các thuốc ức chế dẫn truyền nút nhĩ thất. Bệnh nhân cao tuổi đang mắc các bệnh lý nền như bệnh tim mạch hoặc suy thận, đặc biệt, bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc ức chế dẫn truyền nút nhĩ thất là đối tượng nguy cơ cao mắc hội chứng BRASH.

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng BRASH

Hội chứng BRASH có thể xuất hiện nhiều triệu chứng ở các mức độ khác nhau, từ nhịp tim chậm không triệu chứng cho đến suy đa cơ quan. Cần chẩn đoán phân biệt với tình trạng tăng kali máu đơn độc.

Ở những bệnh nhân bị tăng kali máu đơn độc, nhịp tim chậm thường là hậu quả của tình trạng tăng kali máu nghiêm trọng. Trong khi đó, ở hội chứng BRASH, nhịp tim chậm thường xuất hiện ngay cả khi kali máu tăng ở mức độ trung bình. Thậm chí, trên điện tâm đồ (ECG), bệnh nhân BRASH có thể chỉ có nhịp tim chậm mà không có các dấu hiệu của tăng kali máu.    

Ngoài ra, nồng độ thuốc chẹn nút nhĩ thất ở những bệnh nhân mắc hội chứng BRASH thường nằm trong giới hạn điều trị hay nói cách khác là bệnh nhân đã được sử dụng đúng liều thuốc chẹn nút nhĩ thất.

Mefsafe khuyến cáo nhân viên y tế cần lưu ý đến hội chứng BRASH ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn dẫn truyền nhĩ thất và có biểu hiện nhịp tim chậm và/hoặc tăng kali máu.


Những thuốc liên quan đến hội chứng BRASH

Nhóm thuốc chẹn kênh calci và chẹn beta giao cảm có tác dụng ức chế dẫn truyền qua nút nhĩ thất, và thường liên quan đến hội chứng BRASH. Đặc biệt, nguy cơ mắc hội chứng BRASH có thể gia tăng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận do thận giảm thải trừ các thuốc chẹn beta.

Các nhóm thuốc gây tổn thương thận cấp, tăng kali máu hoặc giảm cung lượng tim là yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc hội chứng BRASH. Một số thuốc và nhóm thuốc cụ thể như: thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs), spironolacton, digoxin và amiodaron.

 

Nguồn: 
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/5682/medsafe-hoi-chung-brash-lien-quan-thuoc-chen-nut-nhi-that.htm 
https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/PDF/Prescriber-Update-46-No.2-June-2025.pdf

 Từ khóa: Hội chứng BRASH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Giới thiệu

Giới thiệu Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Giới thiệu khái quát Khoa Dược – bệnh viện Đồng Nai là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:3546 | lượt tải:754

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:4748 | lượt tải:1105

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:5727 | lượt tải:1254

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:3646 | lượt tải:959

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:7418 | lượt tải:1574

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:3387 | lượt tải:1099

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:7214 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:7637 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:5022 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:3992 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay17,663
  • Tháng hiện tại78,911
  • Tổng lượt truy cập16,092,518
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây