Ngộ độc Amphetamin – xử trí các biến chứng

Thứ sáu - 28/06/2024 16:12
Ngộ độc Amphetamin – xử trí các biến chứng

 
Edeleano lần đầu tiên tổng hợp amphetamin vào năm 1887, tuy nhiên chỉ đến những năm 1920, trong khi nghiên cứu thuốc điều trị bệnh hen, Alles khám phá dextroamphetamin và Ogata phát hiện ra methamphetamin, và sau đó amphetamin được xử dụng trên lâm sàng. Amphetamin có chứa trong một số loại thuốc như Benzphetamine, Diethylpropion, Phendimetrazine, Phenmetrazine, và Phentermine có tác dụng gây chán ăn điều trị béo phì. Dextroamphetamin (Dexedrine) và methylphenidat (Ritalin) điều trị rối loạn giấc ngủ và giảm tập trung ở trẻ em.
Các chất kích thích sau đó đã được sử dụng rộng rãi, dẫn đến các hình thức lạm dụng đa dạng. Lạm dụng thuốc kích thích đã được báo cáo từ năm 1936 và dẫn đến lệnh cấm của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ vào năm 1959. Trong những năm 1960, các dẫn xuất amphetamin khác nhau như methylenedioxyamphetamin (MDA) và para-methoxyamphetamin (PMA) được phổ biến rộng rãi như chất gây ảo giác. Đạo luật kiểm soát chất gây nghiện của Mỹ năm 1970 xếp chất kích thích trong nhóm ma túy. Trong những năm 1980, ma túy tổng hợp, chủ yếu là các dẫn xuất methylenedioxy amphetamin và methamphetamin, trở nên rất thịnh hành, trong đó được biết đến nhiều nhất là 3,4 - methylen dioxymethamphetamin (MDMA) và 3,4 methylenedioxyethamphetamin (MDEA).
Amphetamin, methamphetamin, MDMA (thuốc lắc), paramethoxyamphetamin (PMA) và một vài dẫn xuất khác của amphetamin hiện nay là những ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích và gây ảo giác được xử dụng phổ biến nhất.
Cơ chế ngộ độc
Amphetamin có tác dụng kích thích làm giải phóng catecholamin đặc biệt là dopamin và norepinephrin ở đầu tận thần kinh, ức chế tái hấp thu catecholamin và ức chế monoamine oxidase. Amphetamines đặc biệt là MDMA, PMA, fenfluramin, và dexfenfluramin, cũng gây giải phóng serotonin và ức chế tái hấp thu serotonin tại xynap thần kinh.
Dược động học
Các chất này được hấp thu tốt qua đường uống và có thể tích phân bố lớn (Vd = 3-33 L/kg), chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đào thải của hầu hết amphetamin phụ thuộc vào pH niệu, pH niệu axit thì amphetamin được đào thải nhanh hơn.
Quản lý và điều trị
Điều trị độc tính amphetamin là điều trị hỗ trợ. Không có antidote cụ thể cho amphetamin hoặc các hợp chất giống amphetamin. Do đó, điều trị nên tập trung vào quản lý triệu chứng và biến chứng.
Bệnh nhân kích động nên được điều trị bằng benzodiazepine tĩnh mạch. Diazepam là lựa chọn đầu tay, có thể thay thế bằng lorazepam hoặc midazolam tiêm bắp. Nếu bệnh nhân có triệu chứng mê sảng, kích động, tránh sử dụng benzodiazepine, và một liều tiêm bắp của ketamin 4-5 mg/kg có thể được sử dụng để ổn định tình trạng bệnh nhân.
Bệnh nhân có triệu chứng mê sảng có thể điều trị bổ trợ bằng một chất chống dopamine, như haloperidol. Tuy nhiên, trong khi chặn dopamine có thể giúp điều trị các rối loạn tâm thần và vận động liên quan đến độc tính amphetamin, các chất này có thể gây hại. Chúng làm giảm ngưỡng co giật, gây ra các tác dụng phụ ngoại vi, tăng sản xuất nhiệt bằng cách thay đổi chức năng điều nhiệt,[29][30][31] và kéo dài khoảng QTc.                                                                                                                                                                  Do đó, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Tăng huyết áp liên quan đến độc tính amphetamin có thể giảm đi khi điều trị kích động. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cần thuốc hạ huyết áp để xử trí cấp cứu hoặc tăng huyết áp khẩn trương. Thuốc giãn mạch ngoại vi như nitroglycerin và nicardipine có thể hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Beta-blocker không nên được sử dụng đơn độc vì việc sử dụng chúng có thể dẫn đến cường α-adrenergic không được kiểm soát và làm xấu đi tình trạng cao huyết áp. Tương tự như cao huyết áp, tăng thân nhiệt có thể giảm với điều trị kích động. Tuy nhiên, làm mát bên ngoài có thể cần thiết để đạt được nhiệt độ bình thường của cơ thể. Các liệu pháp làm mát bên ngoài nên được sử dụng nhanh chóng khi bệnh nhân có nhiệt độ tăng vượt quá 41°C.
Co giật ban đầu nên được điều trị bằng benzodiazepine tĩnh mạch. Barbiturates và propofol có thể được thêm vào nếu chưa kiểm soát được co giật. Nên tránh dùng phenytoin, fosphenytoin và axit valproic do chúng không có hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn động kinh do nhiễm độc. Không có liệu pháp được phê duyệt cho rối loạn sử dụng amphetamin. Naltrexone đã được đánh giá cho chỉ định này dựa trên khả năng giảm các hiệu ứng của hệ thần kinh đáp ứng dopamine (dopamine reward system). Một số nghiên cứu đã cho thấy kết quả hứa hẹn cho naltrexone. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không cho thấy tác dụng đáng kể, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên động vật. Ít có nghiên cứu có bằng chứng mạnh trên người để đưa ra kết luận về hiệu quả của naltrexone. Do đó, việc tư vấn với một chuyên gia về chất gây nghiện, liệu pháp hành vi học, và liệu pháp nhóm vẫn là phương pháp chính để điều trị rối loạn sử dụng amphetamin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Vasan S, Murray BP, Olango GJ. Amphetamine Toxicity. [Updated 2024 May 6]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470276/
 Từ khóa: Amphetamin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Danh sách nhân viên

DANH SÁCH NHÂN VIÊN KHOA DƯỢC 2019 (Tháng 11/2019) STT TÊN NĂM SINH CHUYÊN MÔN 1 Võ Thị Thanh Thảo 1979 DSCK2 - Trưởng Khoa PHÒNG PHÁT THUỐC BẢO HIỂM NGOẠI TRÚ 1 Lày A Cẩu 1989 DSĐH - Thủ...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:3208 | lượt tải:653

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:4007 | lượt tải:964

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:4313 | lượt tải:1081

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:3312 | lượt tải:860

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:5858 | lượt tải:1349

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2985 | lượt tải:968

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6778 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:6364 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:4351 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:3613 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay1,363
  • Tháng hiện tại90,503
  • Tổng lượt truy cập13,886,824
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây