Dinh Dưỡng cho người đặt hậu môn nhân tạo

Thứ tư - 13/01/2021 11:14
Dinh Dưỡng cho người đặt hậu môn nhân tạo
1. Hậu môn nhân tạo là gì?
Hậu môn nhân tạo (HMNT) là lỗ mở chủ động ở đại tràng hoặc hồi tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra ngoài thay thế hậu môn thật
Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn:
Đưa đại tràng ra da và người bệnh đại tiện qua hậu môn nhân tạo suốt đời
Thường sử dụng trong bệnh lý ung thư đại tràng – trực tràng
Hậu môn nhân tạo tạm thời:
Chỉ sử dụng trong thời gian nhất định giúp thoát phân ra ngoài trong thời gian tạm thời (khoảng 3 đến 6 tháng) do bệnh hay do chấn thương để đoạn ruột phía dưới được nghỉ ngơi, lành chỗ khâu nối ruột.
Sau đó HMNT sẽ được đóng và tái lập lại lưu thông phân bình thường qua hậu môn thật
Bảo vệ thương tổn
Tạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc.
Chỉ định trong các trường hợp:
Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ
Viêm loét nặng đại trực tràng cháy máu nhiều
Rò trực tràng – âm đạo hay trực tràng – bàng quang
Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc
Vết thương ở đoạn đại tràng cố định
Thoát phân khi có tắc: Chỉ định trong các trường hợp
Dị dạng hậu môn trực tràng
Phình to đại tràng tiên thiên
Tắc ruột do ung thư đại trực tràng
Trít hẹp đại tràng
Làm sạch đại tràng
Nhiều trường hợp bệnh lý như trít hẹp hậu môn, hoặc phình to đại tràng tiên thiên…chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột, do đó cần phải làm hậu môn nhân tạo để qua đó thụt tháo ruột thật sạch chuẩn bị cho cuộc mổ điều trị triệt căn.

2. Dinh dưỡng ở người có hậu môn nhân tạo
Dinh dưỡng là quan trọng đối với sức khoẻ và quá trình lành bệnh của bạn. Trong 2 tuần đầu sau mổ, bạn cần hạn chế chất xơ do chỗ đặt hậu môn nhân tạo vẫn còn sưng và đau. Sau khi được phép của thầy thuốc, bạn dần dần có thể ăn trở lại mọi thức ăn. Những người có hậu môn nhân tạo vẫn ăn được chế độ ăn thông thường, tuy nhiên, mức độ chấp nhận của cơ thể khác nhau tuỳ cơ địa mỗi người.
Các hướng dẫn về chế độ ăn:
Ăn nhiều bữa trong ngày. Bạn nên ăn 3 bữa trở lên trong ngày. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên có thể tốt cho cơ thể hơn và ít tạo khí hơn.
Nhai kỹ thức ăn để tiêu hoá được dễ dàng
Ăn điều độ và chậm rãi. Ăn quá nhiều một loại thức ăn nào cũng đều có thể không tốt. Vì vậy, bạn ăn các thức ăn với lượng vừa phải, ăn chậm để nhai kỹ và tiêu hoá tốt. Nếu một loại thức ăn mới nào đó khiến cơ thể bạn khó chịu, hãy ngưng ăn trong vài tuần và thử lại sau đó.
Uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn có thể bị mất nước trong cơ thể khi đặt hậu môn nhân tạo. Vì vậy, hãy đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ nước. Các bệnh nhân mất đoạn ruột già dài sẽ cảm nhận thấy bị mất nhiều dịch hơn – đó là do phần lớn dịch tiêu hoá được hấp thụ ở ruột già.
Trên hết, hãy luôn nhớ rằng mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với cùng một loại thức ăn. Vì vậy, bạn sẽ biết phản ứng của cơ thể mình đối với các loại thức ăn từ chính kinh nghiệm của mình.
3. Giảm khí và mùi
Khí sinh ra trong ruột là bình thường, nhưng nếu sinh ra quá nhiều khí thì bạn có thể cần thay đổi chế độ ăn để giảm hình thành khí. Hãy áp dụng các hướng dẫn sau:
Ăn điều độ, tránh bỏ bữa
Không nuốt khí khi ăn. Thư dãn và chậm rãi ăn
Tránh nhai kẹo cao su hoặc uống bằng ống hút
Uống 8-10 ly nước
Các thực phẩm sinh khí và mùi
Táo, chuối, nho, dưa hấu, bông cải xanh, cải bruxen
Cải bắp, súp lơ, củ cải, bắp, dưa chuột, măng tây
Đậu khô, tiêu xanh. Hành, sản phẩm từ trứng, sữa
Thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, bia
Các loại thực phẩm làm giảm khí và mùi
Yogurt, buttermilk, ngò tây
4. Ngăn ngừa tắc nghẽn ruột
Một số loại thức ăn nếu ăn lượng nhiều và không nhai kỹ có thể gây tắc nghẽn. hãy lưu ý khi ăn các thức ăn này, ăn với lượng vừa phải và nhai kỹ
Bắp, đặc biệt là bắp nướng, bắp rang bơ
Trái cây khô, dứa (khóm, thơm), nấm
Các loại đậu, dồi thịt, xà lách trộn
Các loại hạt giống, cần tây
5. Độ cứng của phân
Độ cứng của phân phụ thuốc một phần vào vị trí HMNT trên ống tiêu hoá. HMNT đặt càng cao trong ống tiêu hoá, phân càng mềm và lỏng hơn. Một số loại thức ăn có thể làm lỏng phân
Thức ăn làm phân mềm/lỏng
  • Thức uống có cồn, nước ép táo, nước ép nho
  • Nước ép mận Bắc, socola, cà phê
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, rau có lá xanh
  • Cam thảo, cà chua, thức ăn nhiều gia vị
Thức ăn làm phân chặt
  • Chuối, phô mai
  • Bơ đậu phộng, khoai tây nghiền
  • Gạo, trà nhẹ
  • Bánh quy lạt soda cracket
6. Lưu ý thêm đối với HMNT ở hỗng tràng (ruột non)
HMNT đặt tại hỗng tràng (là đoạn giữa ruột non, sau tá tràng và trước hồi tràng) đưa đến mất nhiều muối, kali và nước trong dịch phân. Nếu phân lỏng quá sẽ dẫn đến mất nhiều nước. Chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung thêm natri và kali. Uống nước hoặc thức uống không gas, không đường trau khắp ngày sẽ có ích. Có thể uống các loại thức uống dành cho thể thao vì trong đó có điện giải. Bạn nên quan sát màu nước tiểu: nên trong hoặc vàng nhạt, nếu vàng sậm cần tăng lượng nước uống. Thịt, các loại đậu, rau quả, trái cây là các nguồn giàu kali
(theo http://hoitinhmachhoc.com.vn/dinh-duong-danh-cho-nguoi-benh-co-hau-mon-nhan-tao/)

Nguồn tin: hoitinhmachhoc.com.vn

 Từ khóa: hậu môn nhân tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Giới thiệu Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Giới thiệu khái quát Khoa Dược – bệnh viện Đồng Nai là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:2945 | lượt tải:593

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:3645 | lượt tải:876

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:3909 | lượt tải:986

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:3061 | lượt tải:788

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:5392 | lượt tải:1243

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2686 | lượt tải:900

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6432 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:5992 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:4028 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:3342 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay149
  • Tháng hiện tại38,340
  • Tổng lượt truy cập13,316,255
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây