Từ năm 1960, ở Việt Nam vấn đề đột qụy được chú ý: nhiều công trình nghiên cứu về đột qụy đã được tiến hành. Nhờ những nỗ ¡ực trên và từ năm 1991 nhiều bệnh viện lần lượt được trang bị máy chụp cắt lớp vi tinh, chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc nhất là trong chẩn đoán chinh xác các thề đột qụy. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau, việc chẩn đoán đột qụy thường muộn so với cửa sổ điều trị tối ưu của đột qụy. Hơn nữa bệnh nhân đột qụy được cấp cứu điều trị tại khoa hồi sức chung hoặc khoa thần kinh hoặc khoa nội chung, mỗi nơi có một phác đồ cấp cứu điều trị riêng. Tình trạng trên dẫn tới tỷ lệ mắc đột qụy ở Việt Nam hiện nay có khuynh hưởng tăng hàng năm và tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ tàn phế do đột qụy còn cao, trong khi đó ở các nước công nghiệp và các nước trong khu vực, các tỷ lệ trên đều đã và đang giảm.
Trước tình hình trên, chúng ta cần phải suy nghĩ và học tập kinh nghiệm các nước về vấn đề đột qụy. Chinh vì lý do đó, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sổ tay hướng dẫn về đột qụy của các tác giả David o. Wibers, Valery L. Feigin. Robert D. Brown, Jr. Cuốn sỏ tay được biên soạn một cách xúc tích các vấn đề co bản cũng như các thành tựu mới về đột qụy. Đặc biệt các tác giả coi trọng việc khai thác bệnh sử, việc khám xét tỉ mỉ về tim mạch và thần kinh trước khi sử dụng các phương tiện hiện đại như chụp cắt lớp vi tinh sọ não. Vì vậy cuốn sách phù hợp với những nơi chưa có máy chụp cắt lớp vi tinh cũng như các nơi đã được trang bị máy chụp cắt lớp vi tính.