ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG MỘT LIỀU TRƯỚC MỔ TRÊN PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI KHOA NGOẠI TỔNG QUÁT BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Nghiêm Thị Thanh Vân
Võ Thị Thanh Thảo
Trần Quốc Vĩ
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kháng sinh dự phòng một liều trước mổ trên phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại tổng quát bệnh viện đa khoa Đồng Nai
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đến khi lấy đủ số mẫu, tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật viêm ruột thừa tại Khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai từ tháng 01/01/2019 đến hết tháng 31/06/2019.
Kết quả: Trong số 178 bệnh nhân hoàn tất nghiên cứu có 1 bệnh nhân trong nhóm KSDP được bác sĩ chẩn đoán là NKVM (1,20%), sử dụng thêm kháng sinh uống, 5 bệnh nhân siêu âm có chẩn đoán theo dõi tụ dịch. Nhóm KSĐT có 1 bệnh nhân NKVM (1,90%), 6 bệnh nhân siêu âm có chẩn đoán theo dõi tụ dịch. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p=0,963; Pearson test).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề kháng kháng sinh đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Theo ước tính mỗi năm có hơn 500 ngàn người tử vong vì lí do này và nếu những nỗ lực trong kiểm soát các chủng đề kháng thất bại thì đến năm 2050 số người tử vong sẽ lên đến 10 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính thúc đẩy sự đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng bao gồm kê toa kháng sinh khi không cần thiết và bệnh nhân không tuân thủ điều trị, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hệ thống vệ sinh kém, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và phòng khám chưa tốt.
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) xếp thứ ba trong số bốn loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, chỉ đứng sau trong nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm phổi. Đặc biệt trong điều kiện các chủng vi khuẩn đề kháng đang hoành hành trong bệnh viện, NKVM trở thành một vấn đề nan giải của bác sĩ phẫu thuật. Các chương trình quản lí kháng sinh ngày càng được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trong đó sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lí là một trong những mục tiêu then chốt được Bộ Y tế đẩy mạnh thực hiện. “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” quyết định số 708/QĐ-BYT được ban hành bên cạnh những hướng dẫn quốc tế như ASHP 2013, WHO 2016... Tại Việt Nam việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong các phẫu thuật sạch-sạch nhiễm đã và đang được các bệnh viện triển khai và đạt được kết quả khả quan như bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Bình Dân…Với những lợi ích về giảm tỉ lệ vi khuẩn đề kháng gây NKVM, giảm nguy cơ tai biến do sử dụng thuốc, tăng hiệu quả và giảm chi phí điều trị trên bệnh nhân, giảm khối lượng công việc cho điều dưỡng... Sử dụng kháng sinh dự phòng trở thành một xu hướng tất yếu và tiến bộ trong phẫu thuật ngoại khoa.
Thực tế tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai việc dùng kháng sinh dự phòng một liều trước mổ và không kéo dài sau mổ còn rất nhiều quan ngại vì những lí do như vệ sinh phòng mổ, quá trình phẫu thuật và các điều kiện chăm sóc hậu phẫu nên hầu hết các bác sĩ lựa chọn sử dụng kháng sinh điều trị sớm, 3-5 ngày sau mổ. Nhằm so sánh hiệu quả dự phòng nhiễm trùng vết mổ của việc sử dụng kháng sinh dự đơn liều so với kháng sinh trị liệu sớm, dài ngày để từ đó đưa ra khuyến cáo có cơ sở thực tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, đề tài “
Đánh giá hiệu quả kháng sinh dự phòng một liều trước mổ trên phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai” được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Xây dựng antibiogram tại bệnh viện năm 2018, trên cơ sở đó lựa chọn kháng sinh dự phòng cho nghiên cứu.
- So sánh hiệu quả phác đồ dùng kháng sinh dự phòng một liều trước mổ với phác đồ dùng kháng sinh điều trị sớm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ tháng 01/01/2019 đến tháng 31/06/2019.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật viêm ruột thừa
Không có nhiễm trùng trước mổ hay được phát hiện trong lúc mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm ruột thừa đã có biến chứng (hoại tử, viêm phúc mạc khu trú, toàn thể, abcess).
Bệnh nhân bị viêm ruột thừa có kèm theo các bệnh lý khác trong ổ bụng, như: viêm túi thừa Meckel, bệnh lý phụ khoa, viêm ruột non, bệnh nhân đang mang thai, viêm hạch mạc treo…hoặc kèm theo nhiễm trùng ở cơ quan khác.
Bệnh nhân có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do bệnh lý toàn thân nặng (ASA >2) như: suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 2, hội chứng Cushing, suy gan, suy thận…
Bệnh nhân già yếu > 65 tuổi.
Bệnh nhân dị ứng với nhóm β- lactam.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu
Mẫu nghiên cứu
Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đến khi lấy đủ số mẫu, tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật viêm ruột thừa tại Khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai từ tháng 01/01/2019 đến hết tháng 31/06/2019.
Phương pháp chọn mẫu
Dựa vào thứ tự phẫu thuật. Các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn chọn mẫu, không phát hiện nhiễm trùng trong lúc mổ từ ngày 1 đến ngày 15 được xếp vào nhóm A, từ ngày 16 đến cuối tháng được xếp vào nhóm B.
Nhóm A= Phác đồ KSDP 1 liều trước mổ
Nhóm B= Phác đồ KSĐT
KẾT QUẢ
Antibiogram tại bệnh viện năm 2018
Hình 1. Antibiogram thể hiện mức độ nhạy của vi khuẩn với các loại kháng sinh
Lựa chọn kháng sinh dự phòng cho nghiên cứu
Từ kết quả của antibiogram cho thấy các nhóm vi khuẩn trên đã đề kháng rất cao với nhóm peniciliin, cephalosporin thế hệ 1 và 3, còn nhạy cảm tương đối (trên 50%) với các kháng sinh có thể lựa chọn là KSDP như bảng 1.
Bảng 1. Các kháng sinh được đề xuất
VRT cấp là một bệnh thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa, từ lúc có chẩn đoán đến chuẩn bị phẫu thuật là rất nhanh. Các kháng sinh trên đều có phổ tác động tốt trên vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và vi khuẩn kị khí. Lựa chọn đầu tay là cefoxitin hoặc các cephalosporin thế hệ 3 phối hợp với metronidazol. Đồng thời để đảm bảo tính ứng dụng trên thực tế lâm sàng, bên cạnh phổ kháng khuẩn, giá thành thì đường dùng cũng là một yếu tố quan trọng. Ưu tiên lựa chọn các thuốc đường tĩnh mạch để đạt nồng độ cao trong mô trước lúc rạch da, đường tĩnh mạch chậm sẽ thuận tiện hơn so với dạng truyền vì chỉ cần tiêm 30 phút trước lúc phẫu thuật. Từ những lí do trên, cefoxitin hàm lượng 2 g được lựa chọn làm KSDP cho nghiên cứu. Lựa chọn này nhận được sự đồng thuận của các bác sĩ điều trị.
Dân số mẫu
Từ 01/12/2018 đến 01/06/2019, bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với chỉ định viêm ruột thừa cấp chưa biến chứng, trong đó có 35 bệnh nhân bị loại khỏi phân tích hiệu quả. Nguyên nhân chính do bệnh nhân có các tiêu chuẩn loại trừ như: đã dùng kháng sinh điều trị trước mổ
, phụ nữ mang thai, phát hiện ổ nhiễm khuẩn lan tỏa đã gây viêm phúc mạc trong quá trình mổ. 178 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm.
Thu thập số liệu bằng cách chọn mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên theo thời gian nhập viện và phân bố đều các yếu tố gây nhiễu ở 2 nhóm, kết quả có 80 trường hợp đưa vào nhóm A (KSDP một liều duy nhất) và 90 trường hợp được chọn vào nhóm B (KSĐT theo chỉ định BS).
80 BN nhận một liều KSDP trước mổ (nhóm A)
|
213 BN được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp không biến chứng có chỉ định mổ ruột thừa nội soi
|
178 BN đạt điều kiện và đưa vào hai nhóm
|
35 BN loại khỏi nghiên cứu do thuộc các tiêu chuẩn loại trừ
|
90 BN nhận một liều KSDP và tiếp tục KSĐT sau mổ (nhóm B)
|
50 bệnh nhân quay lại tái khám tại bệnh viện
|
30 BN được hỏi thăm qua điện thoại
|
55 BN quay lại tái khám tại bệnh viện
|
35 BN được hỏi thăm qua điện thoại
|
Hình 2. Dân số đưa vào mẫu
Hạn chế là đôi khi thuốc đang nghiên cứu cung ứng không liên tục nên nhóm điều trị phải sử dụng thuốc khác thay thế hoặc bệnh nhân hậu phẫu ổn được chuyển sang khu dịch vụ chăm sóc nên thuốc điều trị thay đổi, không thuyết phục được bác sĩ theo phác đồ nghiên cứu.
Phân bố các đặc điểm thuộc hai nhóm nghiên cứu
Đặc điểm liên quan bệnh nhân
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu
Biến số |
Nhóm KSDP |
Nhóm KSĐT |
Tổng số
(n= 178) |
P value |
Tuổi |
32 (17~63) |
34 (18~76) |
32 (17~76) |
0,514a |
Giới (nam:nữ) |
33:55 |
46:44 |
79:99 |
0,068b |
BMI |
21,09 (16,18~28,65) |
21,44 (14,61~27,55) |
21,22
(14,61~28,65) |
0,442a |
a: Mann-Whitney U test
b: Fisher’s exact test
Giá trị được trình bày dạng trung vị (min~max) hoặc trung bình±độ lệch chuẩn
Qua bảng 3.2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về các đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật (tuổi, giới, BMI) chứng tỏ phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được thực hiện có hiệu quả đã phân bố đồng đều các yếu tố gây nhiễu trên 2 nhóm, nên kết quả so sánh là đáng tin cậy vì không bị sai lệch bởi yếu tố gây nhiễu.
Đặc điểm liên quan phẫu thuật
Yếu tố trước phẫu thuật
Bảng 3. Các yếu tố trước phẫu thuật
Biến số |
Nhóm KSDP |
Nhóm KSĐT |
Tổng |
P value |
ASA |
1 (1~3) |
1 (1~3) |
1 (1~3) |
0,916a |
WBC |
14650 (5400~23160) |
13635 (4860~29980) |
14030 (4860~29980) |
0,062a |
NEU (%) |
81,06 (43,26~93,85) |
77,92
(35,33~92,24) |
79,91
(35,33-93,85) |
0,115a |
a: Mann-Whitney U test
Giá trị được trình bày dạng trung vị (mean~max)
Ghi chú: Biến liên tục không phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng Median (min~max)
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số ASA, bạch cầu, Neu (%) giữa hai nhóm. Các bệnh nhân chẩn đoán VRT cấp được sắp xếp mổ ngay, thời gian chờ mổ không kéo dài nên không được đưa vào khảo sát.
Yếu tố phẫu thuật và sau phẫu thuật
Bảng 4. Các yếu tố phẫu thuật và sau phẫu thuật
Biến số |
Nhóm KSDP |
Nhóm KSĐT |
Tổng |
P value |
Thời gian phẫu thuật |
40 (25~80) |
45 (20~80) |
40 (20~80) |
0,248a |
Thời gian nằm viện sau mổ |
3,6±1,19 |
4,29±1,22 |
3,95±1,25 |
0,000a |
a: Mann-Whitney U test
Giá trị được trình bày dạng trung vị (mean~max) hoặc trung bình±độ lệch chuẩn
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian phẫu thuật (p=0,248). Thời gian phẫu thuật trung bình dưới 50 phút ở cả hai nhóm. Thời gian nằm viện sau mổ ở nhóm KSDP thấp hơn nhóm KSĐT có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân nhóm KSDP không sử dụng thêm kháng sinh tiêm, chỉ dùng giảm đau nên thường được xuất viện sớm. Bệnh nhân nhóm KSĐT có sử dụng thêm kháng sinh tiêm, đúng liều lượng, đúng thời gian và theo dõi thêm khoảng từ 3-5 ngày nên xuất viện trễ hơn.
Việc đánh giá kết quả điều trị được thực hiện sau khi bệnh nhân ra viện và quay lại tái khám. Trong trường hợp bệnh nhân không quay lại, sẽ điện thoại để hỏi thăm tình hình vết mổ. Nếu không có các tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, rỉ dịch ở vị trí mổ xem như điều trị thành công (hỏi thêm kết quả siêu âm nếu BN khám tại phòng khám). Trong số 178 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhóm KSDP có 50 bệnh nhân quay lại tái khám và 30 bệnh nhân được hỏi thăm qua điện thoại. Nhóm KSĐT có 55 bệnh nhân quay lại tái khám và 35 bệnh nhân được hỏi thăm qua điện thoại. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, theo dõi tụ dịch thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Kết quả điều trị giữa hai nhóm
|
Nhóm KSDP |
Nhóm KSĐT |
P value |
Nhiễm khuẩn vết mổ nông |
1 (1,20%) |
1 (1,90%) |
0,963 |
Theo dõi tụ dịch |
5 (5,75%) |
6 (6,74%) |
Trong số 178 bệnh nhân hoàn tất nghiên cứu có 1 bệnh nhân trong nhóm KSDP được bác sĩ chẩn đoán là NKVM (1,20%), sử dụng thêm kháng sinh uống, 5 bệnh nhân siêu âm có chẩn đoán theo dõi tụ dịch. Nhóm KSĐT có 1 bệnh nhân NKVM (1,90%), 6 bệnh nhân siêu âm có chẩn đoán theo dõi tụ dịch. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p=0,963; Pearson test).
Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông tương đương với nghiên cứu của Lê Huy Cường và cộng sự tại bênh viện đa khoa An Giang (1,3%), thấp hơn so với các nghiên cứu ngoài nước (4%). Sự khác biệt này có thể giải thích do tiêu chuẩn chọn mẫu của chúng tôi khắt khe hơn, hầu hết bệnh nhân đều không có bệnh mắc kèm, các bệnh mắc kèm đã kiểm soát tốt. 100% đều là phẫu thuật nội soi nên tỉ lệ NKVM thấp. Việc đánh giá NKVM từ bác sĩ khi bệnh nhân quay lại tái khám sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên có hơn một nửa bệnh nhân lựa chọn tái khám ở các cơ sở khám chữa bệnh gần nhà chứ không quay lại bệnh viện nên việc đánh giá nhiễm trùng được thực hiện bằng cách gọi điện phỏng vấn. So sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa các nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.
Hình 3. Biểu đồ so sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các nghiên cứu
Đánh giá chi phí
Tổng tiền thuốc 1 lần điều trị của nhóm KSĐT = số ngày nằm viện trung bình*số lần sử dụng thuốc/ngày*giá thuốc*số ca/ (tổng số ca). Số tiền thuốc kháng sinh trung bình cho một ca tại mỗi nhóm thể hiện trong bảng 6, 7.
Bảng 6. Tiền thuốc kháng sinh/ca sử dụng trong phác đồ KSĐT
|
Nhóm KSĐT |
Giá thuốc |
Tổng tiền thuốc |
Cefoxitin 2 g (tenafotin 2 g) |
65 |
136.080 |
75.891.816 |
Cefoxitin 2 g (cefoxitin gerda 1g) |
3 |
155.800 |
4.010.292 |
Cefoxitin 2 g + amoxicillin, acid clavulanic viên |
5 |
136.080
6.300 |
6.152.832 |
Cefamandol 2 g + amoxicillin, acid clavulanic viên |
3 |
94.000
6.300 |
2.514.060 |
Cefamandol 2 g |
7 |
94.000 |
5.645.640 |
Cefoperazone 1 g |
7 |
105.000 |
6.306.300 |
|
90 |
Tổng tiền thuốc |
100.520.940 |
Tổng tiền thuốc cho một đợt điều trị |
1.116.899 |
Tổng tiền thuốc 1 lần điều trị của nhóm KSDP = giá thuốc*số ca/ (tổng số ca)
Bảng 7. Tiền thuốc kháng sinh/ca sử dụng trong phác đồ KSDP
Ghi chú: Tiền quy ra theo giá hiện tại tính theo đồng Việt Nam
Theo các phân tích kết quả điều trị ở trên cho thấy nhóm kháng sinh dự phòng có hiệu quả tương đương nhóm kháng sinh điều trị. Như vậy phân tích giảm thiểu chi phí là phương pháp lượng giá kinh tế hợp lý để xem xét tính ưu việt của mỗi nhóm.
Qua bảng cho thấy chi phí sử dụng kháng sinh ở nhóm KSDP giảm đáng kể so với nhóm KSĐT. Số tiền một bệnh nhân khi mổ ruột thừa cấp chi trả ở nhóm KSDP giảm. Việc giảm chi phí sử dụng thuốc sẽ giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân vì ngoài chi phí thuốc men họ còn phải chi trả cho các khoản chi phí khác như: chi phí phẫu thuật, xét nghiệm, chi phí chăm sóc, nằm viện.
ĐỀ NGHỊ
Trong thời gian 7 tháng với số lượng bệnh nhân còn hạn chế, nghiên cứu tập trung vào nhóm bệnh nhân VRT cấp chưa biến chứng có ít hoặc không có bệnh kèm theo để không xảy ra những tình huống nhiễm khuẩn hậu phẫu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Hiệu quả điều trị của nhóm kháng sinh dự phòng tương đương nhóm kháng sinh điều trị dài ngày có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
< >Nghiên cứu sử dụng KSDP đơn liều trên bệnh nhân VRT cấp là nghiên cứu bước đầu có quy mô bệnh viện. Để có được kết qủa thuyết phục hơn cần tăng cỡ mẫu và thời gian thực hiện, mở rộng phạm vi trên những bệnh nhân có nhiều bệnh mắc kèm đã kiểm soát tốt, từ đó phân tích mối liên quan giữa nhiễm khuẩn sau mổ và các yếu tố nguy cơ trong điều kiện bệnh viện công ở Việt Nam.Mở rộng nghiên cứu kháng sinh dự phòng trên những nhóm bệnh khác, những nhóm thuốc khác. Nên đẩy mạnh việc áp dụng KSDP vào phẫu thuật VRT cấp chưa biến chứng và các phẫu thuật sạch nhiễm khác. Không nên kéo dài KSĐT sau mổ trên những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn thấp.Nên xây dựng phác đồ sử dụng KSDP trong bệnh viện với những lựa chọn đầu tay và lựa chọn thay thế theo các khuyến cáo và tình hình đề kháng tại bệnh viện để việc sử dụng KSDP trên lâm sàng được tuân thủ và triển khai rộng rãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế (2015), "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh; Ban hành kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015", Nhà xuất bản y học Hà Nội.
[2] Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, pp. 4-14.
[3] Bùi Nghĩa Thịnh P. A. T., Phạm Thị Huỳnh Giao và cộng sự (2010), "Khảo sát tình hình đề kháng của vi khuẩn tại khoa hồi sức tích cực chống độc bệnh viện cấp cứu Trưng Vương", Kỷ yếu các công trinh nghiên cứu khoa học bệnh viện Trưng Vương, TPHCM.
[4] Đinh Thị Thúy Hà (2011), "Đánh giá hiệu quả kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt đốt nội soi bướu bàng quang tại khoa niệu bệnh viện Bình Dân", Luận văn thạc sĩ dược học TPHCM.
[11] Ban K. A., Minei J. P., Laronga C.
et al. (2017), "American College of Surgeons and Surgical Infection Society: surgical site infection guidelines, 2016 update",
Journal of the American College of Surgeons.
224 (1), pp. 59-74.
[12] Bangaru H., Gaiki V. V., Reddy M. R. J. I. S. J. (2017), "Comparative study of single dose preoperative antibiotics versus both preoperative and postoperative antibiotics in laparoscopic appendicectomy for nonperforated appendicitis",
International Surgery Journal,.
4 (9), pp. 3092-3096.
[13] Bratzler D. W., Dellinger E. P., Olsen K. M.
et al. (2013), "Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery",
American Journal of Health-System Pharmacy.
14 (1), pp. 73-156.
[14] Coakley B. A., Sussman E. S., Wolfson T. S.
et al. (2011), "Postoperative antibiotics correlate with worse outcomes after appendectomy for nonperforated appendicitis",
Journal of the American College of Surgeons.
213 (6), pp. 778-783.
[15] Kumarakrishnan S., Srinivasan K., Sahai A.
et al. (1997), "A trial of various regimens of antibiotics in acute appendicitis",
Tropical gastroenterology: official journal of the Digestive Diseases Foundation.
18 (4), pp. 177-179.
[16] Liberman M. A., Greason K. L., Frame S.
et al. (1995), "Single-dose cefotetan or cefoxitin versus multiple-dose cefoxitin as prophylaxis in patients undergoing appendectomy for acute nonperforated appendicitis",
Journal of the American College of Surgeons.
180 (1), pp. 77-80.
[17] Mui L. M., Ng C. S., Wong S. K.
et al. (2005), "Optimum duration of prophylactic antibiotics in acute non‐perforated appendicitis",
ANZ journal of surgery.
75 (6), pp. 425-428.
[18] O’neill J. J. R. A. R. (2014), "Antimicrobial resistance: tackling a crisis for the health and wealth of nations".
20, pp. 1-16.
[19] Ravari H., Jangjoo A., Motamedifar J.
et al. (2011), "Oral metronidazole as antibiotic prophylaxis for patients with nonperforated appendicitis",
Clinical and experimental gastroenterology.
4, pp. 273.