Nguy cơ co giật khi sử dụng Imipenem

Thứ hai - 30/10/2023 10:01
Rx
Rx
 Nguy cơ co giật khi sử dụng Imipenem

Rung cơ, trạng thái lú lẫn và cơn co giật là những tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của imipenem thường đề cập trong y văn, đặc biệt khi dùng liều cao. Co giật toàn thể thường xảy ra nhất trong các cơn động kinh do carbapenem, tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện với các cơn động kinh một phần. Cơ chế gây nên cơn co giật liên quan đến carbapenem được các tác giả đồng thuận nhiều nhất là do sự gắn kết với thụ thể của g-amino butyric acid (GABAA) gây ức chế dòng ion clor đi vào nội bào. Bên cạnh đó kích thích receptor glutaminergic N-methyl-D-Aspartate (NMDA) cũng là một trong các cơ chế được đề nghị.
imipenem co giat
Hình 1. Cơ chế gây cơn co giật liên quan đến imipenem
Trong các carbapenem, tỷ lệ gây ra cơn co giật của imipenem-cilastatin là cao nhất. Theo báo cáo của Miller và cộng sự, tỷ lệ này dao động từ 3-33%, trong khi đó nguy cơ cao giật thấp hơn 1% đối với meropenem, doripenem và chỉ 0,18% đối với ertapenem. So với các betalactam khác như piperacillin, cefepim, ertapenem và meropenem, imipenem có khả năng thấm qua hàng rào máu não cao hơn nên nguy cơ độc tính trên thần kinh có thể cao hơn. Do đó, trong các trường hợp điều trị viêm màng não mủ có chỉ định nhóm carbapenem, meropenem thường được khuyến cáo ưu tiên trên tiêu chí an toàn hơn so với imipenem.

Nguy cơ co giật với imipenem tăng ở những bệnh nhân có tiền sử chấn thương mạch máu não, chấn thương đầu hoặc tiền sử động kinh. Sử dụng liều cao và suy giảm chức năng thận cũng là yếu tố tăng nguy cơ co giật. Liều tối đa imipenem được FDA chấp thuận là 1g mỗi 6 giờ (tối đa 4g/ngày). Tuy nhiên cần thận trọng với chế độ liều này. Nghiên cứu pha III của hoạt chất này cho thấy nguy cơ co giật tăng theo liều, với tỉ lệ mắc là 3,6% khi dùng liều cao hơn 2g/ngày. Do đó, chế độ liều cao chỉ cân nhắc áp dụng trên bệnh nhân nặng, có bằng chứng về tăng thanh thải hoặc điều trị trong trường hợp vi khuẩn đề kháng trung gian và không có lựa chọn khác thay thế. Duy trì nồng độ thuốc Css không vượt quá 8 lần MIC nhằm hạn chế nguy cơ co giật liên quan đến imipenem. Sử dụng liệu pháp chống co giật, như benzodiazepin, cho người bệnh bị phản ứng co giật.

 
Tài liệu tham khảo
IMIPENEM-CILASTATIN một số điểm cần lưu ý trong điều trị nhiễm khuẩn nặng, bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ.
 
 Từ khóa: Imipenem, Colchicin, HPV, Brilinta

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,858
  • Tháng hiện tại110,743
  • Tổng lượt truy cập12,786,942
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây