11 loại tinh dầu kháng khuẩn tốt

Thứ ba - 22/11/2016 10:45
11 loại tinh dầu có tính diệt khuẩn tốt và những ứng dụng thực tiễn
(Ảnh: nguồn internet)
(Ảnh: nguồn internet)

Kháng kháng sinh đang trở thành vấn nạn đau đầu, nhức nhối, thời sự, được nhắc tới như hiểm hỏa nhân loại, là “cơn ác mộng” toàn cầu, là một trong những thử thách căm go nhất với ngành y dược trong thế kỉ mới.
 
Rất nhiều nghiên về tình trạng gia tăng sự bất hoạt của kháng sinh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cho thấy: kháng sinh không chỉ bị lạm dùng trong kê đơn mà còn có một lượng lớn kháng sinh bị sử dụng bừa bãi trong chăn nuôi, con số này gia tăng hàng năm.
 
Theo báo cáo của FDA, 80% lượng kháng sinh tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ là sử dụng cho chăn nuôi. Tình trạng lạm dụng  thuốc kháng sinh trong chăn nuôi tạo cơ hội cho vi khuẩn nhanh chóng tiến hóa thành siêu vi khuẩn kháng thuốc và xâm nhập vào trong cơ thể con người

Một báo cáo gần đây cho biết kháng kháng sinh là nguyên nhân của hơn hai triệu bệnh tật và trực tiếp gây ra cái chết cho hơn 23,000 người c Thậm chí, theo  thống kê của chính phủ Anh Quốc, một báo cáo khác mới được đưa ra dự đoán sẽ có hơn 10 triệu ca tử vong vào năm 2050, ước chừng tiêu tốn 100 tỉ USD , một con số vô cùng lớn.
Các nhà khoa học cần tìm ra một nguồn nguyên liệu sẽ thay thế kháng sinh trong tương lai mới.
Bài viết này hướng người đọc tới một sản phẩm khác, có đặc tính kháng khuẩn tốt , nhưng lại tương đối an toàn- đó là tinh dầu.
 
Dược sĩ nhà thuốc có thể áp dụng để tư vấn cho bệnh nhân chuyển sang dùng tinh dầu khi cần nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh không cần thiết .

Tinh dầu- có thể bạn chưa biết?
(Ảnh: nguồn internet)
Tinh dầu  đã sớm được dùng từ thời xa xưa, có khả năng ngăn ngừa vàgiải quyết  các trường hợp nhiễm trùng, được dùng để làm lành vết thương và xoa bóp trị liệu. Rất nhiều người lại không biết đến tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus của rất nhiều tinh dầu được ứng dụng để phòng chống bệnh tật và điều trị các bệnh lí về da, khử trùng bề mặt đồ dùng nhà cửa và loại bỏ vi khuẩn đang tồn tại lơ lửng trong không khí.
Bằng việc sử dụng tinh dầu, bạn có thể có thêm một sự lựa chọn  chiến đấu với vi khuẩn mà không phải đối mặt với những tác dụng phụ nặng nề của kháng sinh.

Có rất nhiều nghiên cứu y khoa đáng chú ý đã đưa ra danh sách đầy ý nghĩa gồm những tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và có sẵn trong tự nhiên.

Dưới đây là 11 trong số các tinh dầu có tính kháng vi khuẩn:
1.Tinh dầu khuynh diệp (hay tinh dầu bạch đàn)

Với sức mạnh khử trùng hiệu quả, tinh dầu khuynh diệp được sử dụng phổ biến với các mục đích y khoa. Khả năng sát trùng mà nó đem lại rất tốt phù hợp cho điều trị từ những vết trầy xước, đến các vết thương, vết bỏng, vết cắt sâu và các ổ loét.
Tinh dầu khuynh diệp thúc đẩy quá trình làm lành để bảo vệ vết thương khỏi ảnh hưởng của không khí và chống lại sự tấn công của vi trùng. Do đó, nó thường được đưa vào trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp dự phòng nhiễm trùng da và an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ mới sinh.
Dựa trên khả năng chống sâu răng, tấn công các mảng bám và xử lí viêm lợi, tinh dầu khuynh diệp còn là thành phần phổ biến trong các sản phẩm vệ sinh dành cho răng miệng.
Đặc tính kháng khuẩn của loại tinh dầu này còn được ứng dụng để sản suất xà phòng, chất tẩy rửa và sản phẩm vệ sinh nhà cửa. Sử dụng bình xịt có chứa tinh dầu không chỉ đem lại cho ngôi nhà hương thơm dễ chịu mà còn loại bỏ được những vi khuẩn và mầm bệnh lơ lửng trong không khí.

2. Tinh dầu bạc hà cay

Đây là loại tinh dầu the mát có hoạt tính kháng khuẩn và thuộc tính kháng virus nổi tiếng. Bắt nguồn từ Châu Âu, bạc hà được sử dụng rộng rãi nhờ vào vị tươi mát, sảng khoái cũng như các thuộc tính y học.
Với hương vị bạc hà thơm mát, người ta sử dụng bạc hà trong sản xuất các sản phẩm vệ sinh dành cho răng miệng. Tuy nhiên, một mục đích khác của ứng dụng này dựa trên tác dụng vô trùng, giúp răng và nướu đánh bại những vi khuẩn có hại của nó. Với đặc tính kháng nấm, trong các trường hợp nấm móng, tinh dầu bạc hà giúp giảm đẩy lùi vô cùng hiệu quả sự sinh sôi, lớn mạnh của nấm đồng thời cải thiện sức khỏe toàn diện cho móng.
Bằng tất cả những đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, tinh dầu bạc hà cay hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Trong tinh dầu bạc hà có các hợp chất như menthol, camphor và carvacrol, đó là những chất ngăn cản sự xâm nhập của các dòng vi khuẩn nguy hiểm như salmonella, E.coli, và staph infections (tụ cầu khuẩn).

3. Lavender – Tinh dầu hoa oải hương

Là một loại tinh dầu êm dịu và dễ chịu, nó tạo cảm giác thư thái và giúp chúng ta dễ ngủ. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng rằng , loài hoa này chỉ có mùi hương tuyệt diệu vởi vì cái tên Lavender bắt nguồn từ Lavare trong tiếng Latin có nghĩa là “tẩy rửa”.
Lavender là tinh dầu có sức mạnh kháng khuẩn cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tinh dầu này thường được sử dụng để kháng lại nhiều bệnh. Cũng có thuộc tính vô trùng và kháng khuẩn, tinh dầu lavender có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh lí về da như mụn nhọt, vẩy nến và các bệnh lí viêm nhiễm khác ở da.
Trong đó, nó đặc biệt nhạy trong điều trị mụn nhọt bởi nó vừa ức chế sự lớn mạnh của vi khuẩn, vừa đẩy nhanh quá trình làm lành da. Từ đó, tinh dầu Lavender cũng thúc đẩy các vết cắt, vết thương, vết bỏng, và cả những vùng cháy nắng nhanh chóng hồi phục, ngăn hình thành mô sẹo.

4. Tea Tree Oil – Tinh dầu tràm trà
 
 Tinh dầu tràm là một trong ít những tinh dầu kháng khuẩn, kháng virus, vi trùng mà có thể bôi trực tiếp lên da mà không cần pha với dầu nền, được sử dụng rộng rãi trong ngành y để điều trị các ca nhiễm trùng da như mụn nhọt, eczema, mụn cóc và vẩy nến.
Do có tính kháng nấm, dầu chàm có thể được bôi trong các trường hợp nấm chân, nấm móng. Úc là nơi đầu tiên sử dụng tinh dầu chàm như một loại thuốc chữa bách bệnh, điều trị đa dạng cho rất nhiều bệnh và vấn đề nhiễm trùng. Hãy để một lọ dầu chàm trong tủ thuốc gia đình hay bộ dụng cụ sơ cứu, nó vô cùng hữu ích khi cần khử trùng và điều trị các vết thương.
Rất nhiều nghiên cứu trên người đã chỉ ra tiềm năng kháng khuẩn hết sức hứa hẹn của dầu tràm. Và một số nghiên cứu mới đây đã chứng minh được khả năng điều trị bệnh do tụ cầu vàng của tinh dầu tràm nhanh hơn so với điều trị bằng các thuốc thông thường. Nghiên cứu đưa ra năm 2013 đã kiểm tra tác dụng hiệu quả của tinh dầu tràm trong điều trị vết thương nhiễm trùng do siêu vi khuẩn tụ cầu vàng.
Thử nghiệm được tiến hành trên 10 tình nguyện viên và kết quả cho thấy : nhóm những người được điều trị bằng xông tinh dầu chàm đã khỏi bệnh nhanh hơn đáng kể so với nhóm những người được điều trị bằng các thuốc thông thường.
Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy,tinh dầu chàm trà loại bỏ MRSA khỏi da hiệu quả, đạt tiêu chuẩn điều trị bệnh viện đưa ra.

+ MRSA là gì?
MRSA là viết tắt của methicillin-resistant Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng kháng methicillin), một loại vi khuẩn chịu được một số kháng sinh nhất định. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA trong cộng đồng đều là nhiễm khuẩn ngoài da.
Dựa trên những nghiên cứu này và cả những nghiên cứu khác đã được thực hiện, đây là cách chữa trị tự nhiên, không tốn kém để ngăn cản sức lan tràn ngày càng mạnh mẽ của MRSA, việc đang gây khó khăn để điều trị tại các cơ sở bệnh viện và chăm sóc y tế.
Tính năng vô trùng của loại dầu này giúp phòng tránh nhiễm trùng các điểm sưng nhọt, vết cắt, vết thương, vết bỏng, và cũng rất phù hợp để điều trị các vết cắn vết đốt do côn trùng, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Có điều, cần đảm bảo không hấp thu món “thuốc trị bách bệnh” này vì nó sẽ gây độc khi vào tiêu hóa trong cơ thể.

5. Bergamot – Tinh dầu cam Bergamot

Loại tinh dầu này có mùi cam rất thú vị và thuộc tính kháng khuẩn tốtốt. Mặc dù bắt nguồn ở Đông Nam Á, tiềm năng y học và mỹ phẩm của tinh dầu cam Bergamot lại được phát triển ở Italy.
Người Italy đã tìm ra thuộc tính kháng khuẩn mạnh của tinh dầu này và ứng dụng để loại trừ giun kí sinh đường ruột. Ngày nay, tinh dầu cam Bergamot được chú ý bởi khả năng chống chọi với các dòng vi khuẩn và rất nhiều những ca nhiễm trùng như nhiều trùng đường tiết niệu, viêm võng mạc, viêm màng trong tim.
Những người mắc bệnh lí về da sẽ cảm thấy dịu bớt nếu được sử dụng tinh dầu này. Nó đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét miệng, herpes môi, chữa zona, thủy đậu và loại kháng sinh tự nhiên này cũng giúp ngăn ngừa và chữa trị những nốt mụn nhọt.

6. Lemongrass – Tinh dầu Sả chanh

Sả chanh cùng họ với chanh (là chất tẩy rửa lâu đời trong lịch sử), nhưng lại êm dịu, ngọt và đỡ chua hơn. Nó vẫn có chức năng như một tinh dầu kháng khuẩn hiệu quả. Tính kháng vi sinh vật của tinh dầu sả chanh ức chế sự tăng trưởng, sinh sôi của vi khuẩn cả trong và ngoài cơ thể, giúp chống các bệnh lí nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt rét, thương hàn, ngộ độc thực phẩm và khử mùi cơ thể cũng như rất nhiều bệnh lý và da.
Có khả năng vô trùng tự nhiên, tinh dầu sả chanh rất phù hợp trong điều trị tránh nhiễm trùng các vết thương. Thực tế, sả chanh là thành phần thông dụng trong các lotion và kem thương mại để chăn sóc da và được dùng cho các vết cắt, vết thương sâu. Khả năng diệt nấm tốt, tinh dầu sả cũng có thể được dùng để điều trị các ca nhiễm trùng nấm trên da.
Có rất nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh tinh dầu sả là một thuốc kháng khuẩn hết sức hiệu quả. Một nghiên được công bố 2013 đã chứng minh gel rửa tay có chứa tinh dầu sả (hay tinh dầu húng tây), mang lại hiểu quả cao trong việc giảm vi khuẩn MRSA trên da những người tình nguyện.
Các nhà nghiên cứu kết luận cả tinh dầu hung tây và tinh dầu sả đều có hoạt tính kháng khuẩn tuyệt vời với MRSA. Hơn nữa, không có tác dụng phụ nào về gel tinh dầu sả được đưa ra.

7. Oregano – Tinh dầu kinh giới
 
Kinh giới không chỉ là một loại rau sống làm gia tăng hương vị cho các món ăn, thực tế, nó là tác nhân tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ và hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống miễn dịch. Tinh dầu kinh giới được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể khỏi các nhiều dòng vi khuẩn như E.coli, tụ cầu và salmonella.

8. Thyme – Tinh dầu hung tây (Tinh dầu cỏ xạ hương)

 Thêm một tinh dầu có tính kháng nấm nữa- Có xạ hương cũng có tác dụng diệt vi khuẩn. Cỏ xạ hương đã được chứng minh hiệu quả trong việt tiêu diệt những loại vi khuẩn “khó nhằn” như MRSA và Staph (Staphylococcus).
Nghiên cứu ở Ý đuộc phát hành vào năm 2011 chỉ ra tinh dầu có xạ hương được sử dụng kết hợp với tinh dầu đinh hương có hiệu quả diệt vi khuẩn và nấm ngang bằng với các dòng thuốc kháng sinh truyền thống, hay metronidazole. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả và sự an toàn hoàn toàn phù hợp với những người tham gia thử nghiệm mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo và giảm ảnh hưởng xấu của kháng sinh.
Cỏ xạ hương cũng gây sự kích thích sưng tấy da. Tinh dầu cỏ xạ hương luôn luôn được pha loãng trước khi dùng trên da.
Khuyến cáo trước khi dùng bạn nên nhỏ lên một vùng nhỏ trên da để chắc chắn rằng bạn không bị dự ứng với tinh dầu này.

9.Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu của chồi đinh hương so khả năng diệt khuẩn và nấm một cách mạnh mẽ. Đinh hương có tác dụng tốt thứ 2 trong 21 tinh dầu có khả năng chống lại vi khuẩn bao gồm E.Coli và K.Pneumoiae.
Thành phần chính trong dầu đinh hương được gọi là “Eugenol” có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh ghẻ. Dầu đinh hương nên được tránh dùng đối với phụ nữ có thai và có thể phản ứng với thuốc làm pha loãng mau hay thuốc chống đông.

10.Basil and Rosemarry ( Tinh dầu húng quế và Tinh dầu hương thảo)
(Basil)
 
(Rosemarry)
Việc để hai cây này cùng một nhóm bới vì một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chúng có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của khoảng 60 dòng vi khuẩn E.coli. Nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2013 chỉ ra những tinh dầu này như làm liệu phát điều trị khác đối với các vi khuẩn có tình trạng kháng thuốc.
Khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hai loại tinh dầu này được đánh giá qua kiểm tra với hơn 60 dòng vi khuẩn E.coli và kết quả hết sức hứa hẹn. Cả tinh dầu húng quế và hương thảo được chứng minh hiệu quả đới với tất cả 60 dòng vi khuẩn đó và các nhà nghiên cứu cảm thấy kết quả này có thể đốc thúc những ứng dụng của tinh dầu này để điều trị và ngăn chặn nhiều dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.

11. Cinnamon –(Quế)

Là một trong những tinh dầu có tính diệt vi khuẩn mạnh nhất
 
Trong nghiên cứu một số vi khuẩn được dùng bao gồm:
E.coli, K.Pneumoiae, Pseudomonas aeruginosa, Proteous vulgaris, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus.
Tinh dầu quế thuộc top những thuốc hiệu quả nhất tiêu diệt vi khuẩn. Quế cũng có tác dụng tốt với virus. Tinh dầu quế chứa “Cinnamaldehyde”- chất chỉ có ở cây quế. Những tinh dầu khác có hiệu quả với tất cả các dòng vi khuẩn được test gồm có: Hương thảo, cây phong lữ, đinh hương và tinh dầu cam, chanh vàng.

Bài viết từ: 11 loại tinh dầu có tính diệt khuẩn tốt – Namud Insider http://namudinsider.com/?p=13433#ixzz4QbuCDDk2
Nguồn tham khảo Healthy Focus: https://healthyfocus.org/8-powerful-antibacterial-essential-oils/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG Y TẾ

Với mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế” nhằm rút ngắn quy trình cấp phát thuốc, bệnh viên Đa khoa Đồng Nai triển khai Hệ thống phát số theo hàng đợi tại phòng phát thuốc BHYT ngoại trú khoa Dược. Sau khi khám xong, người bệnh nhanh chóng nộp toa thuốc về cửa số 10. Hệ thống sẽ tự...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:3147 | lượt tải:634

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:3896 | lượt tải:932

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:4175 | lượt tải:1057

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:3248 | lượt tải:842

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:5702 | lượt tải:1327

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2889 | lượt tải:952

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6687 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:6244 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:4255 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:3531 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay910
  • Tháng hiện tại54,129
  • Tổng lượt truy cập13,715,169
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây