Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống covid 19

Thứ ba - 11/08/2020 15:21
Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống covid 19
Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống covid 19
Nội dung:
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07 tháng 8 năm 2020
của Bộ Y tế)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do vi rút
SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong
khoảng 14 ngày. Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: sốt, ho,
đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở,
có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh
lý nền, mạn tính, người cao tuổi. Có một tỷ lệ cao người nhiễm vi rút SARS-CoV-2
không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%) và có thể là nguồn lây trong cộng đồng,
gây khó khăn cho việc giám sát và phòng chống dịch. Đến nay, bệnh chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Ca bệnh xác định đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc ngày 03 tháng 12 năm 2019. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO nhận
định dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 07 tháng 8 năm 2020, thế
giới ghi nhận 19.266.075 trường hợp mắc COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ,
trong đó có 717.787 ca bệnh tử vong. Tại Việt Nam đã ghi nhận 750 trường hợp mắc
COVID-19 tại 40 tỉnh, thành phố ở cả 4 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam
và khu vực Tây Nguyên với 346 trường hợp mắc xâm nhập từ nhiều quốc gia và 404
trường hợp lây truyền thứ phát trong nước.
Hướng dẫn tạm thời này được xây dựng với các nội dung giám sát và các hoạt
động phòng, chống theo các diễn biến tình hình dịch bệnh để các tỉnh, thành phố,
đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế
tại địa phương, đơn vị.
II. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT
1. Định nghĩa ca bệnh, người tiếp xúc gần
1.1. Ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát)
Là người có ít nhất một trong các triệu chứng: sốt; ho; đau họng; khó thở; mệt
mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; hoặc viêm phổi và có
một trong các yếu tố dịch tễ sau:
2
- Có tiền sử đến/qua/ở/về từ quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc
COVID-19 theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới trong vòng 14 ngày kể từ ngày
nhập cảnh.
- Có tiền sử đến/ở/về từ nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng
14 ngày trước khi khởi phát bệnh. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hàng ngày
tổng hợp danh sách nơi có ổ dịch đang hoạt động thuộc khu vực phụ trách gửi về
Cục Y tế dự phòng để thông báo cho các địa phương khai thác thông tin dịch tễ.
- Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh có tiếp xúc gần với ca bệnh
xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ.
1.2. Ca bệnh xác định
Là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính (phát
hiện vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên) với vi rút SARS-CoV-2 được thực hiện
bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.
1.3. Người tiếp xúc gần
Tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định hoặc
ca bệnh nghi ngờ trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh
xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ cho đến khi ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ
được cách ly y tế. Nếu là người lành mang trùng thì ngày khởi phát được tính là
ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Khởi phát
của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên xuất
hiện mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là: mệt mỏi; đau người, gai người ớn
lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ...
Người tiếp xúc gần bao gồm:
a) Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.
b) Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca
bệnh xác định
c) Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.
d) Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui
chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm
sinh hoạt các câu lạc bộ ....
đ) Người ngồi cùng hàng và trước sau hai hàng ghế trên cùng một phương
tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy …). Trong một số trường hợp cụ thể,
tùy theo kết quả điều tra dịch tễ, cơ quan y tế sẽ quyết định việc mở rộng danh sách
người tiếp xúc gần đối với hành khách đi cùng một phương tiện giao thông.
e) Bất cứ người nào có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi
ngờ ở các tình huống khác trong trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi
3
phát của ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ cho đến khi ca bệnh xác định hoặc
ca bệnh nghi ngờ được cách ly y tế.
2. Định nghĩa ổ dịch
2.1. Ổ dịch: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận
từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
2.2. Ổ dịch chấm dứt hoạt động: khi không ghi nhận ca bệnh xác định mắc
mới trong vòng 28 ngày kể từ ngày ca bệnh xác định gần nhất được cách ly y tế.
3. Nội dung giám sát
Dịch có thể diễn biến rất khác nhau ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận ca bệnh; một số tỉnh, thành phố khác chưa ghi
nhận ca bệnh. Tùy theo diễn biến dịch ở từng tỉnh, thành phố mà thực hiện nội dung
giám sát như sau:
3.1. Khi chưa ghi nhận ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh, thành phố
Yêu cầu phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên để cách ly, lấy mẫu
bệnh phẩm chẩn đoán xác định sớm ca bệnh không để dịch xâm nhập vào cộng
đồng. Các nội dung giám sát bao gồm các hoạt động sau:
- Thực hiện giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu kết hợp giám sát tại cơ sở y tế và
cộng đồng, trong đó chú trọng giám sát tại cửa khẩu đối với tất cả các hành khách
nhập cảnh từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca bệnh xác định thông qua
đo thân nhiệt, quan sát thực tế và các biện pháp khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Giám sát, tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách tất cả
các ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định
theo Biểu mẫu 1, 2, 3, 4 và 6 Phụ lục 3.
- Thực hiện cách ly y tế, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày
kể từ ngày tiếp xúc lần cuối.
- Thực hiện giám sát viêm phổi nặng nghi do vi rút, viêm đường hô hấp cấp
tính nặng, hội chứng cúm, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca nghi
ngờ mắc bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng. Những người này cần được lấy
mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
- Thực hiện báo cáo theo quy định tại mục 3.5 trong hướng dẫn tạm thời này.
3.2. Khi có ca bệnh xác định và chưa lây lan rộng trong cộng đồng trên địa
bàn tỉnh, thành phố
Yêu cầu phát hiện ngay các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh mắc mới, người tiếp
xúc gần; tổ chức cách ly y tế; xử lý triệt để ổ dịch để hạn chế tối đa khả năng dịch
lan rộng trong cộng đồng. Các nội dung giám sát bao gồm các hoạt động sau:
4
- Tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ
sở điều trị và tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Giám sát, tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách tất cả
các ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, ca
bệnh nghi ngờ theo Biểu mẫu 1, 2, 3, 4 và 6 Phục lục 3.
- Tiếp tục tăng cường giám sát viêm phổi nặng nghi do vi rút, viêm đường hô
hấp cấp tính nặng, hội chứng cúm, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các
ca nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng. Những người này cần
được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
- Thực hiện báo cáo theo quy định tại mục 3.5 trong hướng dẫn tạm thời này.
3.3. Khi dịch lây lan rộng trong cộng đồng
Dịch lây lan rộng trong cộng đồng khi ghi nhận tổng số trên 50 ca bệnh xác
định lây truyền thứ phát ở 02 huyện/quận/thành phố/thị xã trở lên trên địa bàn một
tỉnh/thành phố trong vòng 14 ngày.
Yêu cầu duy trì việc phát hiện sớm các ổ dịch mới trong cộng đồng, xử lý
triệt để ổ dịch mới, tiếp tục duy trì khống chế các ổ dịch cũ đang hoạt động, hạn chế
tối đa dịch bùng phát lớn, lan tràn trong cộng đồng. Các nội dung giám sát bao gồm
các hoạt động sau:
- Tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ tại cộng đồng,
cơ sở điều trị và tại cửa khẩu theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tại các huyện/quận/thành phố/thị xã chưa ghi nhận ca bệnh xác định: Giám
sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tất cả các ca bệnh nghi ngờ, người
tiếp xúc gần với ca bệnh xác định.
- Tại các huyện/quận/thành phố/thị xã đã ghi nhận ca bệnh xác định:
+ Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm để khẳng định tối thiểu 5 ca
bệnh xác định phát hiện đầu tiên ở ổ dịch mới. Những ca tiếp theo lấy mẫu tùy theo
diễn biến tình hình dịch.
+ Tại các ổ dịch đã xác định và đang hoạt động thì các ca bệnh nghi ngờ trong
ổ dịch đều được coi là ca bệnh lâm sàng và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp cách
ly, phòng, chống dịch và chế độ thông tin báo cáo.
- Thực hiện cách ly, theo dõi, giám sát chặt chẽ người có tiếp xúc gần trong vòng
14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối.
- Tiếp tục tăng cường giám sát viêm phổi nặng nghi do vi rút, viêm đường hô
hấp cấp tính nặng, hội chứng cúm, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các
ca nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng. Những người này cần
được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
5
- Thực hiện báo cáo theo quy định tại mục 3.5 trong hướng dẫn tạm thời này.
3.4. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm: Chi tiết tại Phụ lục 1
kèm theo.
3.5. Thông tin, báo cáo
Tổng hợp số liệu báo cáo hàng ngày ở các tuyến: số liệu thông tin ghi nhận
từ 12 giờ ngày hôm trước đến 12 giờ ngày hôm sau.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố quản lý danh sách và theo dõi
tình trạng sức khỏe của các ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ, người có tiếp xúc
gần, người tiếp xúc với người tiếp xúc gần, số người cách ly trên địa bàn tỉnh, thành
phố (bao gồm tất cả các cơ sở điều trị đóng trên địa bàn); báo cáo số liệu tổng hợp
theo Biểu mẫu 7 Phụ lục 3 và báo cáo danh sách ca bệnh xác định, ca nghi ngờ mắc
bệnh theo Biểu mẫu 4 Phụ lục 3 gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trước 14
giờ 00 hàng ngày.
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur quản lý danh sách và theo dõi tình
trạng sức khỏe của các ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ, số người tiếp xúc gần,
số người cách ly trên địa bàn khu vực phụ trách; báo cáo số liệu tổng hợp theo Biểu
mẫu 7 Phụ lục 3 và báo cáo danh sách ca bệnh xác định, ca nghi ngờ mắc bệnh theo
Biểu mẫu 4 Phụ lục 3 gửi Cục Y tế dự phòng trước 15 giờ 00 hàng ngày. Cục Y tế
dự phòng báo cáo Lãnh đạo Bộ và Ban chỉ đạo Quốc gia trước 17 giờ 00 hàng ngày.
- Các cơ sở xét nghiệm bao gồm cả bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
công lập và tư nhân phải báo cáo số liệu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm, số mẫu lấy
trong ngày, số xét nghiệm … gửi các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố
trước 13 giờ 00 hàng ngày. Các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố báo
cáo về Viện VSDT, Pasteur khu vực trước 14 giờ 00 hàng ngày. Các Viện Vệ sinh
dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp báo cáo kết quả xét nghiệm, số mẫu lấy trong ngày,
số xét nghiệm … theo Biểu mẫu 8 Phụ lục 3 gửi Cục Y tế dự phòng trước 15 giờ 00
hàng ngày. Cục Y tế dự phòng báo cáo Lãnh đạo Bộ và Ban chỉ đạo Quốc gia trước
17 giờ 00 hàng ngày.
- Đối với mẫu xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được thực hiện
bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định, đơn vị xét nghiệm cập
nhật ngay thông tin ca bệnh và kết quả xét nghiệm vào hệ thống cấp mã số bệnh
nhân tự động của Bộ Y tế và thông báo kết quả cho đơn vị gửi mẫu xét nghiệm,
đồng thời báo cáo cho Sở Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện
Pasteur thuộc địa bàn quản lý.
- Đối với mẫu xét nghiệm âm tính với vi rút SARS- CoV- 2, đơn vị xét nghiệm
thông báo kết quả cho đơn vị gửi mẫu xét nghiệm.
- Thực hiện thông tin, báo cáo đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy
6
định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế
hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Không đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến các nơi tập trung đông
người. Trong trường hợp đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện
pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách…
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho,
khó thở); khi cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng
cách ít nhất 2 mét khi tiếp xúc.
- Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải ở nhà, đeo khẩu trang, thông
báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện
cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển
trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng; không nên đến nơi tập trung
đông người. Học sinh, sinh viên, người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh
phải nghỉ học, nghỉ làm và thông báo ngay cho cơ quan y tế.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước
xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn
tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết
đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau
khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
- Không mua bán, tiếp xúc với các loại động vật hoang dã.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp
lý, luyện tập thể thao.
- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa
sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy…
bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với xà phòng,
chất tẩy rửa thông thường; hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng phương tiện giao thông: tàu bay, tàu hỏa,
tàu thủy, xe ô tô ...
7
2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
3. Kiểm dịch y tế biên giới
- Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh và áp dụng quy định về khai báo
y tế theo Nghị định 89/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch
y tế biên giới và các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số
101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp
cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và
các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch
Các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang
thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng chống dịch của địa phương.
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Triển khai các hiện pháp phòng bệnh như Phần III
2. Thực hiện thêm các biện pháp sau
2.1. Cách ly và xử lý y tế
2.1.1. Ca bệnh xác định
- Cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, giảm tối đa biến chứng, tử vong.
- Hạn chế việc chuyển tuyến bệnh nhân để tránh lây lan trừ trường hợp vượt
quá khả năng điều trị.
- Điều trị, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2.1.2. Người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (người tiếp xúc vòng 1):
- Tổ chức điều tra, truy vết thật nhanh người tiếp xúc gần ngay khi nhận được
thông tin về ca bệnh. Lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần để ghi nhận thông tin
về địa chỉ nhà, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân; tên và số điện thoại của người nhà
khi cần báo tin.
- Tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần tại cơ sở cách ly tập trung
trong 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Tốt nhất nên thiết
lập cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho người tiếp xúc gần vì những người này có
nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng cách ly tập trung khác. Trong trường hợp
không có cơ sở cách ly riêng thì trong cơ sở cách ly tập trung cần bố trí phân khu cách
ly dành riêng cho những người tiếp xúc gần. Những người sống trong cùng hộ gia
8
đình, sống cùng nhà, cùng phòng ở, cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định cần
được cách ly riêng với những người khác vì những người này có nguy cơ bị lây bệnh
cao nhất.
- Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp
PCR tối thiểu 2 lần trong quá trình cách ly.
- Lấy mẫu lần 1 ngay khi được cách ly:
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca
bệnh xác định.
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly,
theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở cách
ly tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá
trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh
phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.
- Lấy mẫu lần 2 trong ngày kết thúc cách ly:
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca
bệnh xác định.
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc cách
ly.
2.1.3. Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (người tiếp xúc vòng 2)
- Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức
khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1:
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1 dương tính với
SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly người tiếp xúc vòng 2 lên thành người tiếp
xúc vòng 1.
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1 âm tính với
SARS-CoV-2 thì người tiếp xúc vòng 2 được kết thúc việc cách ly.
2.1.4. Ca bệnh nghi ngờ
Cho bệnh nhân đeo khẩu trang và đưa đi cách ly, điều trị ngay tại cơ sở y tế
ở khu riêng với khu điều trị bệnh nhân xác định.
- Lấy mẫu bệnh phẩm lần 1 để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương
pháp PCR ngay khi nhập viện:
+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với
SARS-CoV-2 thì xử trí là ca bệnh xác định.
+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với
SARS-CoV-2 thì chuyển trường hợp này sang khu cách ly, điều trị riêng cho bệnh
9
nhân có kết quả xét nghiệm âm tính và tiếp tục cách ly đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp
xúc lần cuối với nguồn truyền nhiễm.
- Lấy mẫu bệnh phẩm lần cuối để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương
pháp PCR trong ngày kết thúc cách ly
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý là ca
bệnh xác định.
+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc
cách ly.
2.1.5. Người tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ
Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức
khoẻ trong khi chờ kết quả xét nghiệm của ca bệnh nghi ngờ:
- Nếu kết quả xét nghiệm PCR của ca bệnh nghi ngờ dương tính với
SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly những người này thành người tiếp xúc vòng 1.
- Nếu kết quả xét nghiệm PCR của ca bệnh nghi ngờ âm tính với
SARS-CoV-2 thì người tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ được kết thúc việc cách ly.
2.1.6. Người có liên quan dịch tễ với ca bệnh xác định trong những tình
huống khác
Đối với những người không có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định mà chỉ liên
quan tại các sự kiện lớn tập trung đông người hoặc cùng trên một phương tiện giao
thông khi ca bệnh xác định có mặt thì cơ quan y tế sẽ thông báo bằng nhiều cách:
điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để
người có liên quan biết chủ động liên hệ với cơ quan y tế địa phương để được hướng
dẫn khai báo y tế, theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu
hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
2.2. Tổ chức giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch chủ động tại cộng đồng
- Thành lập ngay các tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19
tại cộng đồng” gọi tắt là “tổ COVID cộng đồng” ở tất cả các khu dân cư trên địa
bàn đang có dịch và các xã lân cận. Nếu có nguồn lực nên mở rộng thành lập các tổ
này ở tất cả các địa bàn khác.
- Mỗi tổ gồm 2 -3 người nên là cán bộ tổ, thôn, khối phố, các đoàn thể, tình
nguyện viên tại khu dân cư. Mỗi tổ phụ trách từ 30-50 hộ gia đình và có phân công
cụ thể đến từng tổ.
- Nhiệm vụ của tổ: hàng ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”
nhằm:
10
+ Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng chống
dịch tại từng hộ gia đình: đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; giữ khoảng cách;
hạn chế tiếp xúc, ở tại nhà, không đi ra ngoài khi không thực sự cần thiết.
+ Hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và
cơ quan y tế những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia
đình như sốt; ho; đau họng; ốm mệt; biểu hiện cảm cúm hoặc đau ngực-khó thở để
tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.
2.3. Phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế
- Thực hiện triệt để các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế
chuyên dụng; kính đeo mắt; găng tay, quần áo phòng hộ, mũ bảo hộ; bao giầy ...
trong quá trình tiếp xúc với người bệnh.
- Rửa tay ngay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước và sau mỗi lần
tiếp xúc/thăm khám người bệnh hoặc khi vào/ra khỏi phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc gần và giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với người bệnh.
- Lập danh sách, theo dõi sức khỏe hàng ngày cán bộ y tế tiếp xúc gần với
người bệnh. Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, thì thực hiện cách ly, quản
lý điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định.
- Không bố trí nhân viên y tế mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng,
mắc bệnh mạn tính (hen phế quản, tim phổi mạn, suy thận, suy gan, suy tim, ung
thư, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch …) tham gia các công việc có tiếp xúc trực
tiếp với ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19.
2.4. Đối với hộ gia đình bệnh nhân
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh như mục 1, phần III.
- Thực hiện vệ sinh, thông khí và thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền
nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường
như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác.
2.5. Đối với cộng đồng, trường học, xí nghiệp, công sở
- Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như đối với hộ gia đình.
Tùy theo tình hình dịch cụ thể của từng địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống
dịch cấp tỉnh quyết định thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, bao gồm:
- Không tổ chức các sự kiện tập trung đông người.
- Hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao tại các cơ
sở như: rạp chiếu phim, quán ba, vũ trường, tụ điểm chơi game, cơ sở masage, sân
khấu, nhà hàng karaoke, phòng trà ca nhạc, các cơ sở luyện tập gym, thể thao đông
người, sinh hoạt tôn giáo trong môi trường khép kín …
11
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác.
2.6. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân;
các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh theo Quyết định số 468/QĐ-BYT
ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ Y tế.
2.7. Khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch
- Nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng bằng cách
lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung
dịch khử trùng có chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt
là 10 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01
phút). Phun khử trùng các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh
nhà … bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% Clo hoạt tính. Phun vừa đủ ướt bề mặt
cần xử lý. Số lần phun sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết
định.
- Tốt nhất nên đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra, vào
nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại cơ
sở y tế.
- Các phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng, tẩy uế bằng
dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính.
- Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác bằng biện pháp phun bề mặt với
dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa
trên cơ sở điều tra thực tế với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm
và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý.
Tùy theo diễn biến của tình hình dịch COVID-19, các kết quả điều tra, nghiên
cứu dịch tễ học, vi rút học, lâm sàng và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới,
Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế./.
12
Phụ lục 1
LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM
(Bàn hành kèm theo Quyết định số 3468 ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế)
1. Mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19 phải được thu thập bởi các nhân viên y tế
đã được tập huấn về thu thập mẫu bệnh phẩm. Trong đó, bắt buộc phải lấy tối thiểu
01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp:
a. Bệnh phẩm đường hô hấp trên:
+ Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu;
Trong trường hợp không lấy được mẫu ngoáy dịch tỵ hầu thì có thể lấy một
trong các mẫu dưới đây:
+ Mẫu ngoáy dịch họng;
+ Mẫu ngoáy dịch mũi (cả hai bên mũi), chỉ áp dụng đối với người có triệu
chứng nghi ngờ;
+ Mẫu dịch rửa mũi/tỵ hầu;
+ Mẫu dịch súc họng.
b. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
+ Đờm;
+ Dịch nội khí quản, dịch phế nang, dịch màng phổi ...;
+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.
c. Mẫu máu (Không bắt buộc, tùy theo xét nghiệm huyết thanh học các địa
phương đơn vị xây dựng phương án cụ thể)
+ Mẫu máu giai đoạn cấp;
+ Mẫu máu giai đoạn hồi phục (sau 14-21 ngày sau khi khởi bệnh)
+ Thể tích lấy mẫu máu: 3ml - 5ml
2. Phương pháp thu thập bệnh phẩm
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, mẫu ngoáy dịch họng và mẫu ngoáy
dịch mũi cho xét nghiệm SARS-CoV-2 có cán không phải là calcium hay gỗ, tốt
nhất là sử dụng que có đầu là sợi tổng hợp.
- Que đè lưỡi;
- Ống ly tâm hình chóp 15ml, chứa 2-3ml môi trường vận chuyển vi rút;
13
- Lọ nhựa (ống Falcon 50ml) hoặc túi nylon để đóng gói bệnh phẩm;
- Băng, gạc có tẩm chất sát trùng;
- Cồn sát trùng, bút ghi
- Quần áo bảo hộ;
- Kính bảo vệ mắt;
- Găng tay;
- Khẩu trang y tế chuyên dụng (N95 hoặc tương đương);
- Bơm tiêm 10 ml, vô trùng;
- Tuýp vô trùng không có chất chống đông.
- Bình lạnh bảo quản mẫu.
2.2. Tiến hành
2.2.1. Sử dụng phương tiên ̣ phòng hộ cá nhân
Bước 1: Vệ sinh tay.
Bước 2: Đi bốt/bao giầy.
Bướ c 3: Mặc quần và áo choàng.
Bước 4: Mang khẩu trang.
Bước 5: Mang kính bảo hộ (đối vớ i loaị có gon ̣ g cài tai).
Bước 6: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
Bước 6: Mang tấm che mặt hoăc ̣ kính bảo hô ̣(loaị dây đeo ngoài mũ).
Bước 7: Mang găng sạch.
2.2.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
2.2.2.1.Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu và dịch họng.
a) Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
- Yêu cầu bệnh nhân ngồi yên, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ thì phải có người lớn
giữ.
- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ
phía sau cổ bệnh nhân.
- Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy
mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút
que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành
sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra
14
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm
tối đa.
- Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra.
- Đặt đầu que lấy mẫu vào ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận
chuyển và bẻ cán que lấy mẫu tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài
của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển. Que lấy mẫu sau khi lấy dịch ngoáy
mũi sẽ được để chung vào ống môi trường chứa que lấy mẫu lấy dịch ngoáy họng.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
- Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8°C trước khi chuyển về phòng
xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các phòng xét nghiệm khác
được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2. Nếu bệnh phẩm không được
vận chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT/Pasteur trong vòng 48 giờ kể từ
khi lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70°C (-70°C) và sau
đó phải được giữ đông băng trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với
phía ngực cha mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ
ngả đầu trẻ ra phía sau.
Hình 1: Lấy dịch tỵ hầu
b) Mẫu ngoáy dịch họng:
- Yêu cầu bệnh nhân há miệng to.
- Dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi bệnh nhân.
- Đưa que lấy mẫu vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3 đến 4 lần tại
khu vực 2 bên vùng a-mi-đan và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng
họng.
- Sau khi lấy bệnh phẩm, que lấy mẫu được chuyển vào ống chứa 3ml môi
trường vận chuyển (VTM hoặc UTM) để bảo quản. Lưu ý, đầu que lấy mẫu phải
nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển, và nếu que lấy mẫu dài hơn ống
đựng môi trường vận chuyển cần bẻ/cắt cán que lấy mẫu cho phù hợp với độ dài của
ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.
Que lấy mẫu
Đưa que lấy mẫu vô
trùng vào thẳng phía
sau một bên mũi
(không hướng lên
trên), dọc theo sàn mũi
tới khoang mũi hầu
15
2.2.2.2. Mẫu ngoáy dịch mũi
Chỉ áp dụng đối với người nghi ngờ bệnh COVID -19 có triệu chứng
- Yêu cầu bệnh nhân ngồi yên, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.
- Người lấy bệnh phẩm nghiêng nhẹ đầu bệnh nhân ra sau, tay đỡ phía sau cổ
bệnh nhân.
- Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy
mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng
que lấy mẫu này đế lấy mẫu với mũi còn lại.
- Đặt đầu que lấy mẫu vào ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận
chuyển và bẻ cán que lấy mẫu tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài
của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
- Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8°C trước khi chuyển về phòng
xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các phòng xét nghiệm khác
được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2. Nếu bệnh phẩm không được
vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu
bệnh phẩm phải được bảo quản âm 70°C (-70°C) và sau đó phải được giữ đông băng
trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.
16
Hình 3: Que lấy mẫu
2.2.2.3. Mẫu dịch rửa mũi/tỵ hầu
- Gắn ống catheter hút vô trùng vào dụng cụ hút
- Nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ
- Nhỏ vài giọt muối sinh lý vô trùng vào trong mỗi bên mũi
- Đưa ống catheter vào mũi (ống nên vào sâu bằng khoảng cách từ cánh mũi
đến dái tai)
- Bắt đầu hút 1 cách nhẹ nhàng. Từ từ lấy ống catheter ra, vừa lấy ra vừa
xoay nhẹ nhàng
- Cho mẫu vào trong ống chứa môi trường vận chuyển
Lưu ý: súc mũi hầu có thể không thực hiện được cho trẻ sơ sinh
2.2.2.4. Mẫu dịch súc họng
Bệnh nhân được súc họng với 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý). Dịch
súc họng được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và pha loãng theo tỷ lệ 1:2 trong môi
trường bảo quản vi rút.
2.2.2.5. Mẫu dịch nội khí quản
Bệnh nhân khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch,
đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường
ống đã đặt. Cho dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường bảo quản vi rút.
2.2.2.6. Mẫu máu
Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp
không có chất chống đông, tách huyết thanh và bảo quản ở nhiệt độ 2°C - 8°C trong
vòng 48 giờ. Nếu bảo quản lâu hơn thì các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản âm
70°C (-70°C).
Lưu ý:
- Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh
phẩm.
Que lấy mẫu
17
- Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế
nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu
thập mẫu bệnh phẩm.
2.2.3. Tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
2.2.3.1. Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu rờ i
Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng
đưn ̣ g chất thải.
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào
thùng chất thải.
Bước 4 : Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần
ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch
khử khuẩn.
Bước 6: Vệ sinh tay.
Bước 7: Tháo tấm che mặt hoăc ̣ kính bảo hô ̣loaị dây đeo (nếu có).
Bước 8: Vệ sinh tay.
Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.
Bước 10: Tháo kính nếu sử dun ̣ g loaị có gon ̣ g cài (cầm vào phần gọng kính
nằm trong mũ).
Bước 11: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 12: Vệ sinh tay.
2.2.3.2. Loại bộ phò ng hộ quần liền áo và mũ
Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng
đưn ̣ g chất thải.
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo tấm che mặt hoăc ̣ kính bảo hô ̣ loaị có dây đeo ngoài mũ (nếu
có)
Bước 4: Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra
ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.
Bước 6: Vệ sinh tay.
18
Bước 7: Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất
thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.
Bước 8: Vệ sinh tay.
Bước 9: Tháo bỏ kính nếu sử dun ̣ g loaị có gon ̣ g cài (cầm vào phần gọng kính
nằm trong mũ).
Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 11: Vệ sinh tay.
Chú ý: Tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân tại buồng đệm của khu, phòng
cách ly.
2.2.3.3. Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu
- Toàn bộ trang phục bảo hộ được cho vào 1 túi ni lông chuyên dụng dùng
cho rác thải y tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cùng với các dụng cụ bẩn (sử
dụng găng tay và khẩu trang mới).
- Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 120°C/30 phút trước khi loại bỏ cùng với
rác thải y tế khác hoặc có thể đốt tại lò đốt rác.
- Rửa tay xà phòng và tẩy trùng bằng chloramin 0,1% toàn bộ các dụng cụ và
khu vực lấy mẫu; phích lạnh dùng cho vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét
nghiệm.
3. Bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm
3.1. Bảo quản
Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời
gian ngắn nhất:
- Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong
thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập. Nếu do điều kiện
không thể chuyển mẫu trong vòng 48 giờ sau khi thu thập, mẫu phải được bảo quản
âm 70°C.
- Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.
3.2. Đóng gói bệnh phẩm
- Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo
quy định của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế.
- Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có), bọc
từng tuýp bệnh phẩm bằng giấy thấm.
- Đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín).
19
- Bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có
chứa chất tẩy trùng (cloramine B ...), đặt gói bệnh phẩm vào túi nylon thứ 2, buộc
chặt.
- Các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi nylon cuối cùng,
buộc chặt, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ các logo quy định của Tổ chức
Y tế thế giới (logo: bệnh phẩm sinh học dán đúng chiều hướng lên miệng túi) khi
vận chuyển.
3.3. Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm
- Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm
sẽ tới phòng xét nghiệm.
- Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc
đường không càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.
- Khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm các mẫu đã bảo quản từ 2-8°C thì
trong quá trình vận chuyển vẫn phải bảo đảm nhiệt độ từ 2-8°C, tránh quá trình đông
tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm. Đối với những mẫu được
bảo quản -70°C, khi vận chuyển phải được giữ đông băng trong quá trình vận chuyển
đến phòng xét nghiệm.
4. Thông báo và báo cáo kết quả
Phòng xét nghiệm khẳng định báo cáo kết quả ca dương tính cho Ban Chỉ đạo
tỉnh, thành phố để tiến hành kịp thời các biện pháp chống dịch, đồng thời báo cáo
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corana gây ra, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện
Pasteur theo quy định.
20
Phụ lục 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO
TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
1. Giới thiệu
Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do
có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các
hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các
hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:
- Cloramin B hàm lượng 25% - 27% clo hoạt tính.
- Cloramin T.
- Canxi hypocloride (Clorua vôi).
- Bột Natri dichloroisocianurate.
- Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).
2. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch
- Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa
clo với nồng độ 0,05 và 0,1% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục
đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo
hoạt tính.
- Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên
phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ
clo hoạt tính muốn sử dụng.
- Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt
tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít
Lượng hóa chất (gam) = ------------------------------------------------------------------------ X 1000
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi
trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
* Ví dụ:
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,05% từ bột cloramin B
25% clo hoạt tính, cần: (0,05 x 10 / 25) x 1000 = 20 gam.
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,05% từ bột canxi
hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,05 x 10 / 70 ) x 1000 = 7,2 gam.
21
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,05% từ bột natri
dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,05 x 10 / 60) x 1000 = 8,4 gam.
Bảng 1: Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt
tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch
Tên hóa chất
(hàm lượng clo hoạt tính)
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít
dung dịch có nồng độ clo hoạt
tính
0,05% 0,1%
Cloramin B 25% 20g 40g
Canxi HypoCloride (70%) 7,2g 14,4g
Bột Natri dichloroisocianurate (60%) 8,4g 16,8g

3. Cách pha
- Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.
- Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho
nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha.
Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch
khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
Lưu ý:
- Các hợp chất có chứa clo chỉ có tác dụng diệt trùng khi được hòa tan trong
nước thành dạng dung dịch (lúc này các hóa chất chứa clo mới giải phóng ra clo
hoạt tính có tác dụng diệt trùng), do vậy tuyệt đối không sử dụng các hợp chất có
chứa clo ở dạng bột nguyên chất để xử lý diệt trùng.
- Các dung dịch có chứa clo sẽ giảm tác dụng theo thời gian, cho nên chỉ pha
đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất là chỉ
pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Nếu chưa sử dụng hết
trong ngày thì phải đậy kín, tránh ánh sáng và có kế hoạch sử dụng sớm nhất.
22
Phụ lục 3. Các mẫu phiếu điều tra ca bệnh, yêu cầu xét nghiệm và báo cáo
Biểu mẫu 1
PHIẾU ĐIỀU TRA CA MẮC COVID-19
1. Người báo cáo
a. Tên người báo cáo: _____________________
b. Ngày báo cáo: ____/____/202 ____
c. Tên đơn vị: ___________________________
d. Điện thoại: ___________________________
e. Email: _______________________
2. Thông tin ca bệnh
a. Họ và tên bệnh nhân:_____________________
b. Ngày tháng năm sinh: ___/___/_____________
Tuổi (năm) ____________________
c. Giới: 1. Nam 2. Nữ d. Dân tộc: ____________________
e. Nghề nghiệp: ___________________________ f. Quốc tịch: ___________________
3. Địa chỉ nơi sinh sống Số: _______________ Đường phố/Thôn ấp: ____________
Phường/Xã: ______________________________ Quận/huyện: ___________________
Tỉnh/Thành phố: __________________________ Số điện thoại liên hệ: ____________

4. Địa chỉ nơi bệnh khởi phát:
a. Như trên
b. Khác, ghi rõ:_____________________________________________________________
5. Ngày khởi phát: ___/___/202__
6. Ngày vào viện: ___/___/202__
7. Cơ sở khám chữa bệnh đang điều trị:
__________________________________________________________________________
8. Diễn biến bệnh (mô tả ngắn gọn):
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
9. Các biểu hiện lâm sàng:
a. Sốt  Có  Không
b. Ho  Có  Không
c. Đau họng  Có  Không
d. Khó thở  Có  Không
đ. Giảm hoặc mất khứu giác  Có  Không
e. Viêm phổi  Có  Không
g. Các triệu chứng khác  Có  Không

Cụ thể: ___________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
10. Tiền sử mắc các bệnh mạn tính và các bệnh khác có liên quan:
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
11. Tiền sử dịch tễ: Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh nhân có
a. Sống/đi/đến vùng xác định có ca mắc COVID-19 không?
 Có  Không  Không biết
Nếu có ghi rõ địa chỉ:
__________________________________________________________________________
b. Chăm sóc ca bệnh xác định, hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 không?
 Có  Không  Không biết
c. Sống, làm việc cùng ca bệnh xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 không?
 Có  Không  Không biết
d. Ngồi gần trên cùng chuyến xe/tàu/máy bay ... với ca bệnh xác định hoặc nghi ngờ mắc
COVID-19 không?
 Có  Không  Không biết
23
e. Tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 không?
 Có  Không  Không biết
f. Bệnh nhân có làm việc trong các cơ sở y tế?  Có  Không  Không biết
g. Tiền sử dịch tễ khác (nếu có, ghi rõ)
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
12. Thông tin điều trị
a. Bệnh nhân có phải thở máy không?  Có  Không  Không biết
b. Bệnh nhân có phải điều trị thuốc kháng vi rút không?  Có  Không  Không biết
Ngày bắt đầu ____/___/____ trong bao nhiêu ngày _______
c. Bệnh nhân có phải điều trị kháng sinh không?  Có  Không  Không biết
Ngày bắt đầu ____/___/____ trong bao nhiêu ngày _______

d. Các biến chứng trong quá trình bệnh?  Có  Không  Không biết
Nếu có, ghi cụ thể: __________________________________________________________
e. Các ghi chú hoặc quan sát khác:
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
13. Thông tin xét nghiệm:
a. Công thức máu (theo kết quả xét nghiệm đầu tiên sau khi nhập viện)
Bạch cầu: ………/mm3 Hồng cầu: ……../mm3 Tiểu cầu: ………../mm3
Hematocrite: ………………%
b. Chụp X-quang:  Có  Không  Không làm
Nếu có, được chụp X-quang ngày ___/___/202___
Mô tả kết quả: ______________________________________________________________
c. Xét nghiệm vi sinh
Bệnh phẩm đường hô hấp
Mẫu máu
Bệnh phẩm khác
 
 Dịch ngoáy dịch tỵ hầu Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Dịch ngoáy dịch họng Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Dịch ngoáy dịch mũi Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Dịch rửa mũi/tỵ hầu Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Mẫu súc họng Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Đờm Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 Dịch nội khí quản, dịch
phế nang, dịch màng phổi
Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: ________________
 
 Giai đoạn cấp Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: __________________
 Giai đoạn hồi phục Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: __________________
 
 Cụ thể _______________ Ngày lấy: ___/___/202__ Kết quả: __________________

14. Kết quả điều trị:
 Đang điều trị (Ghi rõ tình trạng hiện tại ______________________________________)
 Khỏi
 Di chứng (ghi rõ): ________________________________________________________
 Không theo dõi được
 Khác (nặng xin về, chuyển viện, … ghi rõ): ____________________________________
 Tử vong (Ngày tử vong: ___/___/___: Lý do tử vong ____________________________)
15. Chẩn đoán cuối cùng
 Ca bệnh lâm sàng  Ca bệnh xác định  Không phải COVID -19
 Khác, ghi rõ _____________________________________________________________
Điều tra viên Ngày ….. tháng ….. năm 202 …
Lãnh đạo đơn vị


24
Biểu mẫu 2
PHIẾU YÊU CẦU XÉT NGHIỆM
1. Thông tin bệnh nhân
1.1. Họ và tên bệnh nhân: ………………………………………………………………………
1.2. Tuổi: ............ Ngày sinh: ……… / ……… / …………
......... Tháng tuổi (< 24 tháng):……………  Năm tuổi (≥24 tháng): …………...…
1.3. Giới tính:  Nam  Nữ 1.4. Dân tộc: …..........….……
1.5. Địa chỉ bệnh nhân: …………………………………………………………………………
Thôn, xóm ………………………………… Xã/phường: ………………………………
Quận/huyện: ……………………………… Tỉnh/thành: ………………………………

1.6. Họ tên người giám hộ (bố mẹ/người thân, nếu có): ……………………………………
Điện thoại: …………………………………
2. Thông tin bệnhphẩm
2.1. Ngày khởi phát: ……… / ……… / …………
2.2. Ngày lấy mẫu: ……… / ……… / …………
Giờ lấy mẫu: … - …
Người lấy mẫu: ……………………………… Điện thoại: ……………………..

Đơnvị: ……………………………………………………………………………………..
2.3. Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: ……………….
Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: ……………….
Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: ……………….
2.4. Yêu cầu xét nghiệm: ……………………………………………………………………….
Đơn vị yêu cầu xét nghiệm: ………………………………………………………………..
 
Đơn vị gửi mẫu
(xác nhận của người/đơn vị gửi mẫu)

VIỆN ………………………………………
PHÒNG XÉT NGHIỆM …………………
Ngày/giờ nhận mẫu: ……/…… / ……… …… - …… Người nhận mẫu: …….....................…
Tình trạng mẫu khi nhận: …………………………………………………………………….....
 Từ chối mẫu  Chấp nhận mẫu-Mã bệnh nhân: ……………………………….
Ghi chú:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
25
Biểu mẫu 3
PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Họ và tên bệnh nhân: …………………………………………………………………………
Tuổi: …………… Giới: ……………
Địa chỉ bệnh nhân: Nơi cư trú: ………………………………………………………………
Xã/Phường: …………………………………………………………
Quận/Huyện: ……………………………………..…………………
Tỉnh/Thành: …………………………………………………………
Ngày khởi phát: ……… /……… /……………
Yêu cầu xét nghiệm (XN):
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
Bệnh phẩm
thu thập
Lần
lấy mẫu
Ngày/giờ
lấy mẫu
Ngày/giờ
nhận mẫu
Tình trạng
mẫu khi
nhận

Nơi gửi mẫu: …………………………………………………………………………………...
Mã bệnh nhân (Phòng thí nghiệm): ............................
Bệnh phẩm xét nghiệm Kỹ thuật xét nghiệm Lần XN Ngày thực hiện Kết quả xét nghiệm

Kết luận: ....................................................................................
Đề nghị:  Tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp (3 ngày 1 lần)
 Khác: ..............................................................
Chú thích:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Người thực hiện: .......................................... Chữ ký: ..........................................
Người kiểm tra: ............................................ Chữ ký: ..........................................
Ngày/giờ trả kết quả…. /… / …/ … .............., ngày … tháng … năm …..
Trưởng khoa xét nghiệm Lãnh đạo đơn vị


26
Biểu mẫu 4
BÁO CÁO DANH SÁCH CA BỆNH XÁC ĐỊNH / CA BỆNH NGHI NGỜ COVID-19

Tên đơn vị: ..........................................................................................................................................................................................................
Ngày báo cáo: ....../....../20......
STT Họ và tên Tuổi Giới
tính
Quốc
tịch
Địa chỉ
nơi ở
Yếu tố
dịch tễ
Triệu
chứng
Ngày
khởi
phát
Ngày
nhập
viện
Ngày
lẫy
mẫu
Ngày
trả kết
quả XN
Kết
quả XN
Tình
trạng
sức
khỏe
hiện tại
Nơi
cách ly,
điều trị
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)
I. CA BỆNH XÁC ĐỊNH
II. CA BỆNH NGHI NGỜ

Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự
(2): Ghi đầy đủ họ và tên
(3): Ghi số tuổi theo năm dương lịch
(4): Ghi giới tính: 1 – nam, 2 – nữ
(5): Ghi rõ quốc tịch
(6): Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở (thôn/xã/huyện/tỉnh)
(7): Ghi đầy đủ các yếu tố dịch tễ liên quan
(8): Ghi đầy đủ các triệu chứng (sốt; ho; đau họng; khó thở; mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất khứu giác; viêm phổi ...)
(9): Ghi đầy đủ ngày khởi phát (ngày/tháng/năm)
(10): Ghi đầy đủ ngày nhập viện (ngày/tháng/năm)
(11): Ghi đầy đủ ngày lấy mẫu (ngày/tháng/năm)
(12): Ghi đầy đủ ngày trả kết quả xét nghiệm (ngày/tháng/năm)
(13): Ghi kết quả xét nghiệm (0 – dương tính, 1 – dương tính, 2 – chờ kết quả xét nghiệm)
(14): Ghi đầy đủ tình trạng sức khỏe hiện tại tính đến ngày báo cáo (1 - ổn định, 2 – diễn biến nặng, 3 – không rõ)
(15): Ghi đầy đủ nơi cách ly, điều trị hiện tại tính đến ngày báo cáo
27
Biểu mẫu 5
PHIẾU THEO DÕI SỨC KHỎE HÀNG NGÀY NGƯỜI ĐƯỢC CÁCH LY CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG

Tên đơn vị: ..........................................................................................................................................................................................................
Đối tượng theo dõi: Người cách ly tập trung Người tiếp xúc gần hoặc liên quan khác
Họ và tên: ...........................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ........./.........../20.....
Giới tính: Nam Nữ
Địa chỉ nơi ở: .......................................................................................................................................................................................................
Nơi cách ly: ..........................................................................................................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: ...........................................................................................................................................................................................
Ngày bắt đầu theo dõi: ........................................................................................................................................................................................
STT Triệu chứng Ngày
1
Ngày
2
Ngày
3
Ngày
4
Ngày
5
Ngày
6
Ngày
7
Ngày
8
Ngày
9
Ngày
10
Ngày
11
Ngày
12
Ngày
13
Ngày
14
S C S C S C S C S C S C S C S C S C S C S C S C S C S C
1 Thân nhiệt *
2 Ho**
3 Khó thở **
4 Viêm phổi**

Ghi chú:
* Ghi nhiệt độ;
** Ghi: 0 – Không, 1 – Có
28
Biểu mẫu 6
BÁO CÁO DANH SÁCH NGƯỜI CÓ TIẾP XÚC GẦN / CA CÓ LIÊN QUAN KHÁC VỚI CA BỆNH XÁC ĐỊNH /
CA BỆNH NGHI NGỜ COVID-19

Tên đơn vị: ..........................................................................................................................................................................................................
Ngày báo cáo: ....../....../20......
STT Họ và
tên
Tuổi Giới tính Quốc tịch Địa
chỉ
nơi
ở/
lưu
trú
Loại
tiếp
xúc
Ngày
tiếp
xúc
lần
cuối
Tình trạng sức khỏe Biện pháp xử lý
Bình
thường
Sốt Ho Khó thở Giảm
hoặc
mất
khứu
giác
Viêm
phổi
Diễn
biến
nặng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự
(2): Ghi đầy đủ họ và tên
(3): Ghi số tuổi theo năm dương lịch
(4): Ghi giới tính: 1 - nam, 2 - nữ
(5): Ghi rõ quốc tịch
(6): Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở, nơi lưu trú (thôn/xã/huyện/tỉnh)
(7): Ghi loại tiếp xúc (1 - Tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ, 2 – Tiếp xúc gần với người từ quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc
COVID-19 lây truyền nội địa nhập cảnh vào Việt Nam có triệu chứng sốt/ho/khó thở/viêm phổi trong vòng 14 ngày)
(8): Ghi ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ hoặc người từ quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 nhập cảnh vào
Việt Nam có triệu chứng sốt; ho; đau họng; khó thở; mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất khứu giác; hoặc viêm phổi trong vòng 14 ngày (ngày/tháng/năm)
(9), (10), (11), (12), (13), (14), (15): Ghi tình trạng sức khỏe theo từng nội dung (0 - Không, 1 - Có)
(16): Ghi đầy đủ các biện pháp xử lý đã triển khai tính đến ngày báo cáo
29
Biểu mẫu 7
BÁO CÁO TỔNG HỢP GIÁM SÁT COVID-19

Tên đơn vị: ..........................................................................................................................................................................................................
Ngày báo cáo: ....../....../20......
Nội
dung
Ca bệnh nghi ngờ Kết quả xét nghiệm
SARS-CoV-2
Ca có tiếp xúc gần hoặc
có liên quan khác
Tổng Người Việt
Nam
Quốc tịch
khác (ghi rõ
từng quốc
gia/vùng lãnh
thổ)
Dương
tính
Âm tính Đang
chờ kết
quả
Đang theo
dõi
Có triệu
chứng
Có diễn
biến
nặng
Không
có triệu
chứng
Đã qua
14 ngày
kể từ
ngày
tiếp xúc
lần cuối
Số ghi
nhận
trong
ngày
Số cộng
dồn


30
Biểu mẫu 8
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VI RÚT SAR-CoV-2

Tên đơn vị: ................................................................................................................................................
Ngày báo cáo: ....../....../20......
Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính
1
2
3
4
5
6


 

Tác giả bài viết: Bộ Y tế

Nguồn tin: Bộ Y tế

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://khoaduocbvdkdongnai.org là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: covid 19

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Thành tích Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Năm 2006: Bằng khen khoa Dược BVĐKĐN “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2006” - Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai – Số 454/QĐ – UBND. Năm 2007: Giấy chứng nhận Khoa Dược BVĐKĐN được tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” - Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng...

Văn bản mới

3468

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19

Lượt xem:2560 | lượt tải:480

TT-52/2017-BYT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Lượt xem:3116 | lượt tải:776

51/2017/TT-BYT

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Lượt xem:3377 | lượt tải:866

43-2007-QĐ-BYT

QUYẾT ĐỊNH 43-2007-QĐ-BYT VỀ XỬ LÍ RÁC THẢI Y TẾ

Lượt xem:2695 | lượt tải:666

TT 20/2017/TT-BYT

NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/TT-BYT VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Lượt xem:4706 | lượt tải:1058

TT-26/2019-BYT

THÔNG TƯ 26-BYTQUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC THUỐC HIẾM

Lượt xem:2347 | lượt tải:776

Công văn 22098/QLD-ĐK

Công văn 22098/QLD-ĐK về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

Lượt xem:6007 | lượt tải:932

07/2017/TT-BYT

DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN - Thông tư 07/2017/TT-BYT

Lượt xem:5513 | lượt tải:266

15466/QLD – TT

Cục Quản lý Dược: Cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất metformin điều trị đái tháo đường tuýp II

Lượt xem:3575 | lượt tải:111

18584/QLD-ĐK

Cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

Lượt xem:2989 | lượt tải:272
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay678
  • Tháng hiện tại72,857
  • Tổng lượt truy cập12,622,117
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây