KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER VÀ PSEUDOMONAS

Thứ tư - 22/05/2019 14:20
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER VÀ PSEUDOMONAS ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2018
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER VÀ PSEUDOMONAS
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER VÀ PSEUDOMONAS ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2018
Võ Thị Kiều Vân
Nghiêm Thị Thanh Vân
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự đề kháng kháng sinh của Acinetobacter phân lập được từ các bệnh phẩm trong 6 tháng đầu năm tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả hồi cứu, xử lí dữ liệu bằng phần mềm excel.
Kết quả: Acinetobacter phân lập được trong đàm chiếm tỉ lệ cao nhất 52.46%, thứ nhì là Pseudomonas aeruginosa với tỉ lệ 29.1%. Staphylococcus aureus phân lập được trong mủ với tỉ lệ cao nhất 63.75%.
Acinetobacter thể hiện tính kháng thuốc cao hơn Pseudomonas. Các kháng sinh như ceftazidim, piperacillin-tazobactam, ceftriaxon, cefepim đều bị kháng lên tới hơn 70%. Tỉ lệ kháng imipenem và meropenem gần nhau tương đương khoảng 80%. Phát hiện một số chủng kháng colistin.
Pseudomonas aeruginosa còn khá nhạy với Colistin, Amikacin, Piperacillin-tazobactam với tỉ lệ lần lượt: 86.81%; 74,76%; 60%.
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tình hình đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm của xã hội và đưa vào các chương trình quản lý kháng sinh của cơ sở y tế. Acinetobacter Baumanii, Pseudomonas aeruginosa - trực khuẩn Gram âm hiếu khí một trong những vi khuẩn có khả năng tạo chủng đề kháng cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong một số nghiên cứu, các bệnh nhân thở máy dài ngày có tỉ lệ viêm phổi do Acinetobacter spp, Pseudomonas spp đa kháng và MRSA lên đến 70%. Theo Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ, trực trùng Gram âm kháng thuốc, đặc biệt là Pseudomonas và Acinetobacter chiếm từ 30%-71% tổng số tác nhân trong viêm phổi bệnh viện giai đoạn muộn. Việc dùng kháng sinh phổ rộng, đặc biệt là họ cephalosporin III đã được ghi nhận làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Acinetobacter và Pseudomonas đa kháng trong đường hô hấp. Hai lọai vi khuẩn này đã xuất hiện kháng với nhiều họ kháng sinh, ngay cả với các kháng sinh phổ rộng mới.
Theo số liệu thống kê tại BV Bệnh Nhiệt Đới trong các năm gần đây, tỉ lệ phân lập được Acinetobacter và Pseudomonas ngày càng nhiều, nhất là trên các bệnh nhân được thông khí cơ học. Song song với tỉ lệ xuất hiện, mức độ kháng thuốc của hai vi khuẩn trên cũng gia tăng đối với nhiều loại kháng sinh phổ rộng. Vì thế việc theo dõi liên tục và đánh giá thường xuyên mức độ kháng thuốc của Acinetobacter là rất cần thiết, nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng có chiến lược sử dụng kháng sinh hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá sự đề kháng kháng sinh của Acinetobacter phân lập được từ các bệnh phẩm trong 6 tháng đầu năm tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
 Kết quả thực hiện kháng sinh đồ kéo từ phần mềm eHospital từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2018.
Phương pháp nghiên cứu:
Cắt ngang mô tả hồi cứu
 Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Số lượng và chủng vi khuẩn chính được phân lập từ mẫu bệnh phẩm

     Đàm (n=244)    Mủ (n=160)
[Acinetobacter baumannii]    119 (52.46%)    17 (10.63%)
[Pseudomonas aeruginosa]    71 (29.1%)    29 (18.13%)
[Staphylococcus aureus]    38 (15.57%)    102 (63.75%)





Bảng 1. Số lượng và chủng vi khuẩn chính được phân lập từ mẫu bệnh phẩm
Nhận xét: Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 244 mẫu bệnh phẩm đàm, 160 mẫu bệnh phẩm mủ dương tính với các tác nhân vi trùng đã được thu thập tại bệnh viện Đồng Nai. Số lượng Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa phân lập được từ hai loại bệnh phẩm cho thấy đây là hai tác nhân quan trọng trong nhiễm trùng hô hấp. Kết quả này tương đương với nhóm khảo sát của bệnh viện Nhiệt Đới năm 2010.
Tỉ lệ đề kháng của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumanii




Acinetobacter baumanii
Bảng 2 Tình hình đề kháng của Acinetobacter baumanii
Acinetobacter baumanii    Kháng    Trung bình    Nhạy
    n    %    n    %    n    %
 [Colistin]     6    5.31    0    0    107    94.69
 [Trimethoprim - Sulfamethoxazole]     90    65.69    0    0    47    34.31
 [Tobramycin]     38    64.41    3    5.08    18    30.51
 [Amikacin]     108    73.47    3    2.04    36    24.49
 [Piperacillin-Tazobactam]     111    77.62    5    3.5    27    18.88
 [Imipenem]     114    82.01    0    0    25    17.99
 [Meropenem]     113    81.88    1    0.72    24    17.39
 [Ceftriaxone]     60    77.92    4    5.19    13    16.88
 [Ticarcillin-Clavulanate]     119    83.22    0    0    24    16.78
 [Ceftazidime]     119    82.64    2    1.39    23    15.97
 [Cefepime]     111    83.46    1    0.75    21    15.79
 [Gentamicin]     121    81.21    6    4.03    22    14.77
 [Ampicillin-Sulbactam]     67    81.71    3    3.66    12    14.63
 [Levofloxacin]     99    84.62    3    2.56    15    12.82
 [Ciprofloxacin]     126    86.9    2    1.38    17    11.72
 [Amoxicillin-Clavulanate]     62    100    0    0    0    0
 [Aztreonam]     132    100    0    0    0    0
 [Cefazolin]     132    100    0    0    0    0
 [Cefoxitin]     129    100    0    0    0    0
 [Ertapenem]     130    99.24    1    0.76    0    0

Nhận xét: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinabacter ở mức báo động. Tỉ lệ nhạy với imipenem, meropenem thấp khoảng 18%. Nhạy với colistin 94.69%, tuy nhiên colistin là kháng sinh lựa chọn cuối cùng.
Biểu đồ 1 Tình hình đề kháng của Acinetobacter baumanii
 

Pseudomonas aeruginosa
Bảng 3 Tình hình đề kháng của Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa      Kháng    Trung bình     Nhạy
    n    %    n    %    n    %
 [Colistin]     4    4.819    0    0    79    86.81
 [Amikacin]     26    25.24    5    4.85    77    74.76
 [Piperacillin-Tazobactam]     28    25.45    16    14.5    66    60
 [Meropenem]     42    40.38    3    2.88    59    56.73
 [Ceftazidime]     42    38.53    6    5.5    61    55.96
 [Tobramycin]     20    42.55    3    6.38    24    51.06
 [Gentamicin]     52    46.02    4    3.54    57    50.44
 [Cefepime]     49    49.49    4    4.04    46    46.46
 [Levofloxacin]     40    47.62    5    5.95    39    46.43
 [Imipenem]     48    45.28    9    8.49    49    46.23
 [Ciprofloxacin]     54    50    7    6.48    47    43.52
 [Aztreonam]     39    42.39    13    14.1    40    43.48
 [Ticarcillin-Clavulanate]     53    48.18    34    30.9    23    20.91
 [Ceftriaxone]     89    97.8    0    0    2    2.198
 [Trimethoprim-Sulfamethoxazole]     92    96.84    0    0    2    2.105
 [Ampicillin-Sulbactam]     48    97.96    0    0    1    2.041
 [Tigecycline]     87    97.75    1    1.12    1    1.124
 [Cefoxitin]     91    98.91    0    0    1    1.087
 [Ertapenem]     91    98.91    0    0    1    1.087
 [Amoxicillin-Clavulanate]     49    100    0    0    0    0
 
Biểu đồ 2 Tình hình đề kháng của Pseudomonas aeruginosa
Nhận xét: Pseudomonas aeruginosa còn nhạy nhiều với Colistin, Amikacin,  Piperacillin-tazobactam với tỉ lệ lần lượt là 86.81%, 74,76%, 60%. Nhạy với meropenem, imipenem với tỉ lệ lần lượt 56.73%; 46.23%.

KẾT LUẬN
Acinetobacter phân lập được trong đàm chiếm tỉ lệ cao nhất 52.46%, thứ nhì là Pseudomonas aeruginosa với tỉ lệ 29.1%. Staphylococcus aureus phân lập được trong mủ với tỉ lệ cao nhất 63.75%.
Acinetobacter thể hiện tính kháng thuốc cao hơn Pseudomonas. Các kháng sinh như ceftazidim, piperacillin-tazobactam, ceftriaxon, cefepim đều bị kháng lên tới hơn 70%. Tỉ lệ kháng imipenem và meropenem gần nhau tương đương khoảng 80%. Phát hiện một số chủng kháng colistin.
Pseudomonas aeruginosa còn khá nhạy với Colistin, Amikacin, Piperacillin-tazobactam với tỉ lệ lần lượt: 86.81%; 74,76%; 60%.

KIẾN NGHỊ
Từ kết quả vi sinh tại bệnh viện, có thể đánh giá sơ bộ tình hình đề kháng và đưa ra lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm trong những trường hợp bệnh nặng chưa có kết quả kháng sinh đồ.
Một số phác đồ điều trị viêm phổi trung bình đến nặng được khuyến cáo dựa trên kết quả vi sinh tại bệnh viện và Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế:
Nghi ngờ do Pseudomonas aeruginosa: sử dụng kháng sinh vừa có tác dụng với phế cầu và Pseudomonas: Piperacilin-tazobactam(4.5g x 3lần/ngày) hoặc meropenem (1g x 3lần/ngày), imipenem (1g x 3lần/ngày), cefepim (1g x 3lần/ngày) phối hợp với một amikacin hoặc tobramycin và azithromycin 0.5g/ ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Bùi Nghĩa Thịnh và cộng sự (2010). Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 2010.
2.    Đoàn Mai Phương (2011). Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 2008-2009-2010. Y học lâm sàng: 193-199.
3.    Phạm Hùng Vân và Nhóm nghiên cứu Midas. Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng kháng sinh của trực trùng Gram âm dễ mọc kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam.
4.    Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, 2015, Bộ Y tế.

(Tổng hợp tin: Bộ phận Thông tin thuốc và Dược lâm sàng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay1,999
  • Tháng hiện tại91,139
  • Tổng lượt truy cập13,887,460
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây