Thời gian qua tôi bỏ nhiều thời gian chiêm nghiệm những gì mình đã trải qua và nhận thấy mình đã trải qua một số giai đoạn chuyển giao quan trọng, không chỉ về mặt tính cách hay nghề nghiệp chuyên môn, mà là những giá trị tôi thực sự tôn trọng, những mối quan tâm cá nhân, những mục tiêu/mơ ước của bản thân, v…v. Mỉa mai thay tôi nhận thấy mình không hề có ý định thay đổi, chỉ là mọi thứ cứ tự nhiên xảy đến. Đời là thế
Thật lạ lùng khi bạn nhân ra thay đổi rõ ràng là điều tốt đến với đời mình, nhưng đồng thời nó cũng mang đến nhiều giai đoạn mất phương hướng. Sẽ không có ai cho bạn biết bạn sẽ cảm thấy thế nào khi là một con người mới, không liên quan gì đến những gì họ mong muốn.
Dù sao chăng nữa, trước khi tôi làm bạn chảy nước mắt với những trải nghiệm giai đoạn khủng hoảng xác định bản ngã của mình, tôi đã viết lại những ý nghĩ của mình. Cơ bản là tôi nhìn lại cuộc đời mình qua những nấc thang chuyển giao nghiệt ngã và ngoại suy ra bức tranh toàn cảnh cuộc đời. Thoạt nghe điều này có vẻ hoành tráng và đầy tham vọng, tuy nhiên nó thực sự chỉ là một đống những trải nghiệm vớ vẩn mà tôi tập hợp lại trong khi tắm dưới vòi hoa sen vào một ngày đẹp trời. Vậy thì, hãy viết ra và dặm tí mắm muối vào cho mặn mà, phải không?
Chúng ta sinh ra là những kẻ vô dụng. Chúng ta thậm chí không thể bước đi, hay nói, không thể tự ăn, thậm chí còn không thể tự làm những thứ cơ bản nhất mà một các nhân phải tự làm.
Khi còn thơ ấu, cách chúng ta học là quan sát và bắt chước người khác. Trước tiên chúng ta bắt chước các kỹ năng thể chất như đi lại và nói năng. Rồi chúng ta phát triển thêm các kỹ năng xã hội thông qua việc quan sát và bắt chước những người quanh mình. Cuối cùng, vào giai đoạn cuối của tuổi thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa thông qua việc quan sát các nguyên tắc và quy định của cuộc sống và cố hết sức để xử sự theo cách nhìn chung được coi là chấp nhận được trong xã hội
Mục tiêu của Giai đoạn Một là dạy chúng ta cách vận hành trong xã hội nhằm trở nên một cá nhân tự chủ và độc lập. Toàn bộ ý nghĩa của giai đoạn này là người lớn trong cộng đồng sẽ giúp chúng ta tiến tới điểm mốc này thông qua việc hỗ trợ chúng ta phát triển khả năng tự ra quyết định và tự hành động.
Tuy nhiên một số người lớn và các thành viên cộng đồng xunh quanh chúng ta thật tệ, 1 họ bắt phạt chúng ta vì sự độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của chúng ta. Do đó chúng ta không thể xác lập quyền tự trị. Chúng ta bị tắc lại Giai đoạn Một, cứ mãi bắt chước những người xunh quanh mình, mãi tìm cách làm vừa lòng tất cả để cố gắng không bị phán xét. 2
Đối với một cá nhân lành mạnh “bình thường”. Giai đoạn Một sẽ kéo dài đến khoảng cuối giai đoạn vị thành niên. 3 Đối với một số khác, giai đoạn này kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Một số trường hợp cá biệt bỗng tỉnh giấc ở tuổi 45 và thấy mình chưa bao giờ thực sự là chính bản thân mình và băn khoăn rằng những năm tháng qua đã đi đằng quái nào.
Đó là Giai đoạn Một, giai đoạn bắt chước. Một giai đoạn tìm kiếm sự được cho phép và được xác nhận. Giai đoạn này thiếu vắng các ý nghĩ độc lập và các giá trị cá nhân.
Dĩ nhiên là chúng ta cần nhận thức rõ các tiêu chuẩn và sự trông mong của mọi người xunh quanh về mình. Nhưng chúng ta cũng cần đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp các tiêu chuẩn và trông mong đó khi chúng ta cảm thấy cần thiết. Chúng ta cần xây dựng khả năng tự hành động độc lập cho chính mình.
Ở Giai đoạn Một chúng ta học cách làm cho mình phù hợp với con người và văn hóa quanh mình. Giai đoạn Hai là học cách làm cho chúng ta khác với con người và văn hóa quanh mình. Giai đoạn Hai đòi hỏi chúng ta bắt đầu ra những quyết định của riêng mình, kiểm nghiệm bản thân, hiểu bản thân mình và làm cho mình trở nên khác biệt.
Giai đoạn Hai bao gồm các thử nghiệm – và – mắc lỗi và thí nghiệm thực hành. Chúng ta thí nghiệm việc sống ở những nơi chốn khác nhau, giao lưu với bạn mới, hấp thu những điều mới mẻ, và loanh hoay với những nút thắt mới của đời người.
Trong Giai đoạn Hai của mình, tôi chạy qua thăm khoảng năm mươi quốc gia. Với cùng Giai đoạn này, anh trai tôi chạy thẳng một mạch vào chính trường của Washington DC. Giai đoạn Hai của mỗi người đều hơi khác nhau vì chúng ta về bản chất là đều hơi khác nhau.
Giai đoạn này là giai đoạn khám phá bản thân. Chúng ta thử nghiệm những thứ có thể. Một số thử nghiệm đem lại kết quả tốt đẹp, số khác thì không. Mục tiêu là nhằm tìm ra lĩnh vực nào chúng ta làm tốt để tìm cách gắn liền với chúng.
Giai đoạn Hai thường kéo dài tới khi chúng ta chạm ngưỡng/giới hạn của mình. Điều này không phải lúc nào cũng hay ho với tất cả mọi người. Cho dù Oprah và Deepak Chopra có nói với bạn gì chăng nữa, khám phá các giới hạn của chính mình là một việc làm tốt và lành mạnh.
Bạn rất kém về một số lĩnh vực nào đó, cho dù bạn có cố gắng đến đâu chăng nữa. Và bạn cần biết rõ những lĩnh vực này là gì. Tôi không chỉ đơn thuần nói về các lĩnh vực hoạt động thể chất. Quá trình tìm hiểu này đem lại những kinh nghiệm đau khổ cho bản thân tôi. Nhưng tôi đã làm được. Biết những lĩnh vực mình kém cỏi không phải là điều dễ chịu. Nhưng rất quan trọng chúng ta cần biết chúng ta ngu cỡ nào ở những lĩnh vực gì. Và biết những điều này càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Okay, chúng ta kém cỏi trên một số lĩnh vực. Và có một số thứ bạn sẽ thấy thật tuyệt vời trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, rồi bạn sẽ thấy chúng dần mất đi sự hấp dẫn. Du lịch vòng quanh thế giới là một ví dụ. Hẹn hò hàng đống đối tượng là ví dụ khác. Đi bar ( nhảy salsa?) vào tối thứ Ba hàng tuần là ví dụ khác nữa (dở hơi nhỉ, sáng hôm sau còn phải dậy đi làm). Và rất nhiều ví dụ khác, nếu bạn hiểu tôi muốn nói gì.
Các giới hạn của bản thân quan trọng với chính bạn bởi vì cuối cùng bạn sẽ nhận thấy thời gian bạn có trên hành tinh này là hữu hạn và do đó bạn cần dùng nó vào việc có ý nghĩa nhất với mình. Bạn sẽ nhận thấy không phải vì bạn có thể làm một số việc nên bạn phải làm những việc đó. Bạn cũng sẽ nhận thấy không phải chỉ vì bạn thích một số người nhất định mà bạn phải ở loanh quanh bên họ. Và bạn cũng sẽ nhận thấy rằng có những cơ hội đáng giá mọi thứ và rằng bạn không thể có tất cả.
Có một số người không bao giờ cho phép bản thân họ thấy mình có bất kể giới hạn nào – hoặc bởi vì họ từ chối thú nhận các thất bại của mình, hoặc họ tự lừa dối bản thân và tin rằng với cá nhân họ giới hạn là thứ không tồn tại. Những người này thường bị tắc lại ở Giai đoạn Hai này.
Có những “nhà doanh nghiệp trẻ” đã 38 tuổi rồi vẫn sống chung với mẹ và không thể tự kiếm tiền đủ nuôi sống bản thân mặc dù đã cố gắng 15 năm. Có những “diễn viên đầy tham vọng’ vẫn hàng ngày đăng tên mình chờ đến lượt được chọn cho một vai diễn phụ mà không nhận được vai nào cả hai năm ròng. Những người này không thể ở lại với một mối quan hệ dài hạn vì luôn gặm nhấm cảm giác vẫn còn ai đó tốt hơn đang chờ ở góc phố. Đây là những người đặt hết bó thất bại của mình sang một bên và “giải phóng” chúng vào vũ trụ hay “tẩy” chúng khỏi hành trang cuộc đời mình.
Rồi sẽ đến thời khắc chúng ta phải thú nhận với chính bản thân những điều không tránh khỏi: cuộc sống này ngắn ngủi, mọi giấc mơ sẽ không thành hiện thực. Do đó chúng ta phải thận trọng chọn ra những lĩnh vực chúng ra có khả năng nhất và theo đuổi chúng
Những người bị tắc lại ở Giai đoạn Hai này dùng hầu hết thời gian thuyết phục bản thân những điều ngược lại thực tế và cố tin rằng họ không thể có giới hạn, rằng họ có thể vượt qua tất cả. Cuộc đời họ là giai đoạn phát triển không ngừng và họ có những thế lực mạnh hỗ trợ, trong khi những người xunh quanh chỉ đơn giản thấy rằng họ cứ chạy loanh quanh.
Đối với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn Hai bắt đầu từ giữa hoặc cuối tuổi vị thành niên và kéo dài đến giữa tuổi 20 hay 30. 4 Những người vẫn còn mê mải ở giai đoạn này qua giới hạn tuổi trên có thể được coi là mắc “Hôi chứng Peter Pan” – cứ mãi ở tuổi vị thành niên và mãi khám phá bản thân, nhưng chẳng tìm thấy gì.
Khi bạn cán qua các giới hạn của bản thân hoặc hiểu ra các giới hạn (ví dụ bạn không thể bơi hay bạn chả thể nấu món gì ra hồn) hay phát hiện ra bạn dang chán dần một số hoạt động (ví dụ như tiệc tùng, trò chơi điện tử, hay thủ dâm, v..v.) là điểm mốc sau đó bạn sẽ tìm cách ở lại với a) những thứ thực sự quan trọng với mình; và b) những lĩnh vực bạn làm không đến nỗi quá tệ. Và bây giờ là lúc bạn để lại dấu ấn cho thế giới.
Giai đoạn Ba là thời gian tuyệt vời nhất của mỗi đời người. Quên đi những người bạn phớt lờ bạn hay luôn tìm cách bó buộc bạn. Quên đi những hoạt động và sử thích vô bổ tốn thời gian. Quên đi những giấc mơ xưa cũ rõ ràng sẽ không bao giờ thành hiện thực trong thời đại thực của bạn
Và bạn sẽ có gấp đôi thời gian cho những gì bạn làm tốt nhất và những gì là cần thiết nhất với bạn. Bạn đối đa các mối quan hệ quan trọng với đời mình. Bạn gắn bó với mục tiêu duy nhất mình mong muốn theo đuổi: cho dù đó là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới hay chỉ đơn thuần là nghệ sẽ đứng đường chết tiệt, hay trở thành chuyên gia về não, hay là có một lũ con nghịch ngợm phá phách. Dù đó là gì, Giai đoạn Ba sẽ là giai đoạn bạn đạt được điều mình muốn.
Giai đoạn Ba là thời gian bạn tối đa hóa những tiềm năng của bản thân trong cuộc đời mình. Đây là thời gian bạn xây dựng di sản của bản thân. Cái gì bạn để lại cuộc đời này sau khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ đến bạn vì những điều gì? Cho dù đó là kết quả nghiên cứu bứt phá hay một sản phẩm mới đáng kinh ngạc hay là một gia đình đáng ngưỡng mộ. Giai đoạn Ba chính là làm việc để để lại thế giới này một chút gì đó khác biệt theo cách mà bạn tìm thấy cho riêng mình.
Giai đoạn Ba thường kết thúc khi xẩy ra sự kết hợp của hai thứ: 1) bạn cảm thấy không còn nhiều thành tựu bạn có thể đạt được nữa, và 2) bạn đã già và mệt mỏi và phát hiện ra rằng bạn muốn ngồi nhà nhấp trà và đánh cờ cả ngày.
Với một cá nhân “bình thường”. Giai đoạn Ba thường kéo dài từ giữa tuổi 30 đến tuổi về hưu.
Những người bị tắc lại ở Giai đoạn Ba thường là những người không biết làm cách nào thoát khỏi những tham vọng cá nhân hay thường xuyên mơ có nhiều hơn nữa. Việc không thể chấp nhận mình không còn quyền lực hay sự ảnh hưởng khiến những người này một cách tự nhiên không cảm thấy tác động của tuổi già và họ thường lưu giữ khả năng lèo lái đến tuổi 70s hay 80s. 5
Những người bước vào Giai đoạn Bốn đã dành khoảng nửa thế kỷ đầu tư bản thân mình vào những điều họ tin là có ý nghĩa và quan trọng với họ. Họ đã tạo ra những thành tựu, làm việc chăm chỉ, đạt được những thứ họ có, và có thể đã tạo ra một gia đình hay một quỹ nhân đạo hay một hay hai cuộc cách mạng chính trị hay văn hóa. Và bây giờ họ thấy là là đủ. Họ đã đến tuổi mà năng lượng cũng như mọi điều kiện hiện sinh không còn cho phép họ theo đuổi các mục tiêu xa hơn nữa.
Mục tiêu của Giai đoạn Bốn không phải là tạo ra di sản mà đơn giản là đảm bảo rằng di sản của mình sẽ tồn tại sau khi mình chết.
Di sản của mỗi cá nhân có khi đơn giản là hỗ trợ hay tư vấn cho con cái (chưa trưởng thành) và sống để hỗ trợ chúng. Cũng có thể là chuyển giao các dự án và công việc của mình tới những người được bảo trợ hay những người sẽ tiếp nhận nó. Một số người thì trở nên chủ động hơn trên phương diện chính trị nhằm duy trì các giá trị trong một xã hội mà họ thấy không còn nhận ra nó nữa.
Giai đoạn Bốn quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó giúp cho thực tế về việc con người sẽ chết đi thấy dễ tiếp nhận hơn. Là con người chúng ta có nhu cầu sâu thẳm cần cảm thấy cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa. Ý nghĩa của cuộc sống chính là thứ chúng ta không ngừng tìm kiếm và đó chính là tấm khiên tâm lý bảo vệ chúng ta khỏi thực tế phũ phàng rằng một ngày nào đó ta sẽ chết.6 Nếu không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, hay để chúng tuột đi, hay chỉ đơn thuần cảm thấy thế giới tà tà dời xa chúng ta, là những thực tế đang sợ nhất mà con người phải đối mặt.
Chủ động trải nghiệm qua mỗi giai đoạn của cuộc đời khiến chúng ta kiểm soát cuộc sống và hạnh phúc của mình tốt hơn. 7
Ở Giai đoạn Một, một cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào hành động và sự cho phép của những người khác để cảm thấy hạnh phúc. Đây là một thực tế kinh khủng bởi vì “người khác” là rất khó đoán biết và không đáng tin cậy. hé hé hé. Một cái nhìn thật tệ về tuổi thơ phải không?Nhưng đúng là thế thật. Nếu người lớn mà ko vui thì đố trẻ con trong nhà thấy vui được đấy. Hừm, Vậy các ông bố bà mẹ nghĩ sao đây???
Ở Giai đoạn Hai, một cá nhân sẽ chủ yếu dựa vào chính mình, nhưng họ vẫn phần nào đó dựa vào những thành công sờ mó được để cảm thấy hạnh phúc – ví dụ kiến ra tiền, đạt giải thưởng, chiến thắng gì đó, chinh phục gì đó, v..v. Những người thiên về hạnh phúc sờ mó được này có vẻ kiểm soát bản thân tốt hơn những người khác, nhưng hầu hết ở giai đoạn này khó đoán biết một cá nhân sẽ như thế nào về lâu về dài.
Giai đoạn Ba dựa vào một số các mối quan hệ và nỗ lực chứng minh cho sức chịu đựng của con người và những thành tựu tích lũy được trong suốt Giai đoạn Hai. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy vững vàng hơn. Và cuối cùng, Giai đoạn Bốn đòi hỏi chúng ta nắm giữ những thứ chúng đã đã đạt được càng lâu càng tốt.
Qua từng giai đoạn, hạnh phúc dần trở nên phụ thuộc mạnh hơn vào nội lực bên trong, những giá trị kiểm soát bản thân và ít dần sự phục thuộc vào những yếu tố bên ngoài dễ thay đổi.
Các Giai đoạn sau không thay thế hoàn toàn các Giai đoạn trước. Chúng chỉ giao thoa với nhau. Những người ở Giai đoạn Hai vẫn nhiều quan tâm đến việc nhận được sự phê duyệt của xã hội. Những người ở Giai đoạn Ba vẫn quan tâm thử nghiệm thêm các giới hạn của bản thân. Có điều họ sẽ quan tâm hơn đến các cam kết mà họ đã đặt ra.
Mỗi Giai đoạn thể hiện một sự xáo trộn thứ tự ưu tiên trong cuộc sống mỗi người. Do đó, tại thời gian chuyển giao giữa các Giai đoạn trong cuộc đời của một cá nhân, cá nhân đó thường phải trải qua sự mất mất về tình cảm như mất bạn hay mối quan hệ. Dễ hiểu phải không?, ví dụ bạn đang ở Giai đoạn Hai các bạn của bạn cũng thế, bỗng nhiên bạn quyết định sẽ ổn định, trở nên cam kết và chuyển sang Giai đoạn Ba, trong khi các bạn của bạn vẫn ở nguyên Giai đoạn Hai, rõ ràng là sẽ xảy ra sự đứt kết nối cơ bản giữa các giá trị bạn tôn trọng và giá trị họ tôn trọng. Điều này thật khó vượt qua.
Nói chung là con người có xu hướng giao lưu với nhóm người thuộc Giai đoạn của mình. Người ở GĐ Một sẽ phán xét những người khác về khả năng đạt được sự cho phép của xã hội. Người ở GĐ Hai sẽ phán xét người khác về khả năng vượt qua các biên giới của bản thân và thử những thứ mới. Người ở GĐ Ba sẽ phán xét người khác dựa trên các cam kết họ tham gia và những thành tựu đạt được. Người ở GĐ Bốn phán xét người khác dựa trên khả năng chịu đựng để lưu giữ những thứ họ chọn để sống vì chúng.
Quá trình tự phát triển bản thân thường được mô tả như một quá trình hoa hồng, tiến triển từ nụ hoa ngốc nghếch đáng yêu dạo qua quá trình giác ngộ với rất nhiều niềm vui, thênh thang sang các lĩnh vực của hoa cúc, hoa lan, và đỉnh điểm là bạn trả giá thật cao để có mặt tại hội thảo có tới hai nghìn loài hoa tham dự.
Thực tế là những điểm mốc thời gian chuyển giao các giai đoạn cuộc đời thường xảy đến khi một cá nhân trải qua một điểm mốc khủng hoảng tâm lý hay một sự kiện đau lòng: trải nghiệm cận chết, li hôn, mất bạn thân hay cái chết của một người thân yêu, v..v.
Khủng hoảng tâm lý khiến chúng ta phải lùi lại, và đánh giá lại các động lực và quyết định một cách sâu sắc hơn. Những thời điểm này chính là thời gian chúng ta xem xét lại các chiến lược theo đuổi hạnh phúc của mình là khả thi hay không.
Có một thứ chung thường khiến chúng ta bị tắc lại ở một GĐ: đó là cảm giác cá nhân về sự bất cập
Những người bị tắc lại ở GĐ Một vì họ tường xuyên cảm thấy như thể họ, dù cố thế nào đi nữa, vẫn cứ mắc lỗi và chẳng giống ai. Và họ dùng mọi năng lượng có được để làm vừa lòng thế giới quanh mình. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.
Những người bị tắc lại ở GĐ 2 vì họ cảm thấy như thể họ nên cần làm nhiều hơn nữa, làm tốt hơn nữa, làm điều gì đó mới và hay ho, cải thiện một thứ gì đó. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.
Những người bị tắc lại ở GĐ 3 vì họ cảm thấy như thể họ chưa đạt đủ những điều có ý nghĩa cho thế giới, và họ cần tạo ra những ảnh hưởng lớn hơn nữa trong những lĩnh vực cụ thể mà họ cam kết sẽ làm. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ. 8
Có thể giờ là lúc bạn tham luận rằng những người tắc lại ở GĐ 4 bởi họ cảm thấy bất an vì sợ rằng di sản của mình sẽ không tồn tại hay không tạo ra tác động to lớn cho các thế hệ tương lai. Họ cố bám lấy chúng và bám mãi và thổi phồng chúng trong từng hơi thở. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.
Giải pháp tại từng Giai đoạn là lùi lại. Để thoát khỏi GĐ 1, bạn cần chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ làm vui tất cả mọi người và do đó bạn phải ra các quyết định của riêng mình.
Để thoát khỏi GĐ 2 bạn cần chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ đủ khả năng đạt được tất cả những thứ bạn mơ ước và mong muốn, và do đó bạn cần chọn lấy những vấn đề cần thiết nhất và cam kết với chúng.
Để thoát khỏi GĐ 3 bạn cần nhận ra rằng thời gian và năng lượng là có hạn, và do đó bạn cần tập trung năng lượng của mình vào việc giúp những người khác tiếp nhận các dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi động.
Để thanh thản rời khỏi GĐ 4, bạn cần nhận ra rằng thay đổi là bản chất của cuộc sống, và rằng sự ảnh hưởng lên một con người, không quan trọng lớn hay nhỏ, quan trọng hay có ý nghĩa hay không, rồi sẽ đến lúc tiêu tan.
Và cuộc sống sẽ tiếp diễn.
(Ghi chú: Được dịch bởi AnhThu Bui
Tổng hợp tin: DS. Võ Thị Kiều Vân)
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Với mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế” nhằm rút ngắn quy trình cấp phát thuốc, bệnh viên Đa khoa Đồng Nai triển khai Hệ thống phát số theo hàng đợi tại phòng phát thuốc BHYT ngoại trú khoa Dược. Sau khi khám xong, người bệnh nhanh chóng nộp toa thuốc về cửa số 10. Hệ thống sẽ tự...