TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CÁC THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ

Thứ tư - 15/04/2020 14:45
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CÁC THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ
Side Effects
Side Effects
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CÁC THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ
 
Nhóm thuốc ADR Tần số Biện pháp xử trí
SU
- Glipizid
- Glyburid
(glibenclamid)
- Gliclazid
- Glimepirid
Hạ đường huyết Thường gặp Gliclazid ít gây hạ đường huyết hơn so với các SU khác.
Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa và cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường huyết
Rối loạn tiêu hóa:
đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
Thường gặp Uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên
Tăng cân Chưa rõ Chế độ ăn hợp lý.
Glinid
- Repaglinid
- Nateglinid
Hạ đường huyết
(5, % đến 3 %)
Rất thường
gặp
Trên người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, thuốc có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều
Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa, cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường huyết
Biguanid
- Metformin
Rối loạn tiêu hóa:
buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
Thường gặp Có thể hạn chế bằng cách dùng liều
thấp sau đó tăng dần, uống sau bữa
ăn hoặc dùng dạng phóng thích chậm
Nhiễm acid lactic (mức độ nghiêm
trọng)
Rất hiếm Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh > 80 tuổi, những người có nguy cơ nhiễm acid lactic như suy thận, nghiện rượu mạn. Ngưng thuốc 24h trước khi chụp hình với thuốc cản quang, phẫu thuật, cho người bệnh uống đủ nước hay truyền dịch để phòng ngừa suy thận do thuốc cản quang. Ngưng sử dụng thuốc 48h trước thời điểm thực hiện chiếu chụp có sử dụng thuốc cản quang có chứa iod ở những người có MLCT trong khoảng 30 – 60 mL/phút/ 1,73m2, những người có tiền sử suy gan, nghiện rượu, suy tim hoặc những người bệnh sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod theo đường động mạch. Đánh giá lại MLCT 48h sau khi chiếu chụp và sử dụng lại thuốc nếu chức năng thận ổn định.
Tuân thủ giảm liều và chống chỉ định dựa trên MLCT
Nhóm thuốc ADR Tần số Biện pháp xử trí
TZD
- Pioglitazon
Phù Thường gặp Thận trọng ở những người bệnh bị phù hoặc có nguy cơ bị suy tim sung huyết, theo dõi trong quá trình sử dụng
Gan: Mức ALT /AST tăng, suy gan Ít gặp Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ sau đó.
Chống chỉ định: bệnh gan đang hoạt động, enzym gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bình thường
Tăng nguy cơ suy
tim (mức độ nghiêm trọng)
Thường gặp
(< 8%)
Chống chỉ định: suy tim độ III – IV theo Hiệp hội Tim New York (NYHA).
Tăng nguy cơ gãy
xương ở phụ nữ
Thường gặp  
Tăng nguy cơ ung
thư bàng quang
Hiếm gặp Sử dụng kéo dài (hơn tháng) và hoặc các liều tích lũy cao, tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Khi sử dụng thuốc pioglitazon cần phải hỏi kỹ người bệnh về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu trong nước tiểu, nên dùng liều thấp và không nên dùng thuốc kéo dài.
Ức chế SGLT2
- Dapagliflozin
- Empagliflozin
- Canagliflozin
- Ertuglifozin
Nhiễm nấm đường
tiết niệu - sinh dục
Thường gặp Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh. Hầu hết mức độ từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.
Nhiễm khuẩn tiết
niệu
Thường gặp Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh. Hầu hết nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.
Nhiễm toan ceton
(mức độ nghiêm trọng)
Báo cáo ca <1% (Dựa trên báo cáo từ các thuốc lưu hành trên thị
trường)
Khi người bệnh có những dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, đau bụng, mệt mỏi và thở nhanh, nên được đánh giá về nhiễm toan ceton (ngay cả khi glucose huyết < 14mmol/l). Nếu nghi ngờ nhiễm toan ceton, nên xem xét tạm ngưng sử dụng thuốc và đánh giá người bệnh kịp thời.
Không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ típ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ người bệnh ĐTĐ típ 2 thiếu hụt trầm trọng insulin.
Buồn nôn, nôn, tiêu
chảy
Thường gặp Có thể giảm dần và tự hết theo thời gian điều trị, có thể điều chỉnh tăng liều dần
Nhóm thuốc ADR Tần số Biện pháp xử trí
Ức chế DPP-4
- Sitagliptin
- Saxagliptin
- Vildagliptin
- Linagliptin
- Alogliptin
Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù Báo cáo ca <1% (Dựa trên báo cáo từ các thuốc lưu hành trên thị
trường)
Ngưng dùng thuốc, đánh giá người bệnh, có thể xem xét chuyển thuốc khác thay thế
Viêm hầu họng,
nhiễm khuẩn hô hấp trên
Thường gặp Theo dõi các triệu chứng cảm lạnh, đau họng, ngạt mũi, chảy mũi
Đau khớp (mức độ
nghiêm trọng)
Báo cáo ca < 1% (Dựa trên báo cáo từ các thuốc lưu hành trên thị trường) Đau khớp dữ dội và kéo dài đã được báo cáo với thuốc ức chế DPP-4 có thể khởi phát từ ngày đến nhiều năm sau khi bắt đầu sử dụng; có thể cần phải ngừng thuốc
Nhiễm khuẩn tiết
niệu (saxagliptin)
Thường gặp Theo dõi các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu như: có máu trong nước tiểu, cảm giác đau, nóng rát khi tiểu, đi tiểu nhiều lần, sốt, đau vùng dưới dạ dày hoặc vùng chậu,...
Viêm gan (vildagliptin) Hiếm gặp Xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu và định kỳ mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng năm sau đó
Viêm tụy cấp (mức
độ nghiêm trọng)
Báo cáo ca < 1% (Dựa trên báo cáo từ các thuốc lưu hành trên thị trường) Hướng dẫn người bệnh nhận biết triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp: đau bụng dữ dội và liên tục.
Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngưng
dùng thuốc (viêm tụy được ghi nhận hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc)
Chất gắn acid
mật
Colesevelam
Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu Rất thường gặp Tránh làm việc cần sự tập trung như lái xe, vận hành máy móc. Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu xảy ra tác dụng phụ.
Nếu đau đầu dữ dội hoặc thay đổi thị giác (có thể xuất hiện khi bắt đầu dùng thuốc hoặc chậm hơn, thường tuần điều trị thứ ), người bệnh cần được ngừng thuốc, đánh giá ngay lập tức HA, tính chất đau đầu, độc tính thần kinh trung ương
Nhóm thuốc ADR Tần số Biện pháp xử trí
Đồng vận thụ
thể GLP-1
Tác dụng kéo
dài
- Liraglutid
- Dulaglutid
- Exenatid ER
- Semaglutid
Tác dụng ngắn
- Exenatid
- Lixisenatid
Viêm tụy cấp Hiếm gặp Viêm tụy cấp và mạn tính đã được báo cáo (bao gồm tử vong, không tử vong, viêm tuỵ xuất huyết hoặc hoại tử). Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy (đau bụng dữ dội kéo dài, có thể lan ra phía sau, có thể kèm theo nôn mửa). Nếu nghi ngờ viêm tuỵ, cần ngừng thuốc. Xác định nguyên nhân viêm tuỵ, không sử dụng lại thuốc trừ khi nguyên nhân khác được xác định
Ung thư giáp dạng
tủy hoặc bệnh đa u
tuyến nội tiết loại 2
Hiếm gặp Chống chỉ định ở người bệnh có tiền sử bản thân hoặc gia đình ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2. Tư vấn người bệnh nguy cơ tiềm ẩn ung thư giáp dạng tủy và các triệu chứng khối u tuyến giáp (có khối ở cổ, khó thở, khàn giọng kéo dài)
Táo bón, khó tiêu,
buồn nôn
Thường gặp Không khuyến cáo dùng ở người bệnh liệt dạ dày, rối loạn nhu động tiêu hoá nặng, tiền sử phẫu thuật lớn đường tiêu hóa, nguy cơ tắc ruột
Ức chế
enzym alpha
glucosidase
- Acarbose
- Miglitol
Rối loạn tiêu hóa:
sình bụng, đầy hơi,
đi ngoài phân lỏng
Rất thường
gặp
Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên
Chất chủ vận
dopamin D2
Bromocriptin
Buồn nôn Rất thường
gặp
Theo dõi người bệnh
Hạ HA, ngất Thường gặp Lưu ý theo dõi khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều
 
 
Ghi chú: Tần số được định nghĩa như sau:
Rất thường gặp ≥ 1/10; thường gặp ≥ 1/100, < 1/10; ít gặp ≥ 1/1.000, < 1/100; hiếm ≥
1/10.000, < 1/1.000; rất hiếm < 1/10.000.
(Bộ phận Thông Tin Thuốc)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay3,572
  • Tháng hiện tại76,930
  • Tổng lượt truy cập13,737,970
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây