KHẢO SÁT VIỆC THEO DÕI VÀ BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC

Thứ hai - 21/11/2016 08:36
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
KHOA DƯỢC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày…...tháng…..năm 2016
                    
KHẢO SÁT VIỆC THEO DÕI VÀ BÁO CÁO
 PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR)
 
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng việc theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, khoa Dược tiến hành khảo sát các vấn đề: phát hiện, xử trí và báo cáo ADR của cán bộ y tế  tại bệnh viện. Phiếu khảo sát này giúp khoa Dược đánh giá, tìm ra những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp, nhằm tăng cường hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

1. Vui lòng cho biết khoa/ phòng anh/ chị đang công tác…………………….
 
2. Anh/ chị đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn hay hội thảo chuyên môn về ADR năm 2016 tại bệnh viện hay chưa?
a. Đã tham gia
b. Chưa tham gia
c. Không tham gia
3. Các trường hợp ADR đặc biệt chú ý cần báo cáo (có thể lựa chọn nhiều đáp án)
a. ADR nghiêm trọng
a. ADR xảy ra ở trẻ em
c. ADR của các thuốc mới
d. ADR mới chưa được ghi nhận với các thuốc cũ
e. ADR xảy ra liên tục với một thuốc/ lô thuốc trong thời gian ngắn
4. Sau khi xảy ra phản ứng có hại của thuốc, báo cáo ADR gửi lên khoa Dược khi nào?
a. Ngay khi xuất hiện ADR
b. Trong vòng 1 tuần
c. Khi nào thuận tiện, có thời gian
d. Không quan tâm đến việc báo cáo ADR
5. Anh/ chị có biết mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) không?
a. Có
b. Không
c. Không quan tâm
6. Khi cần báo cáo ADR, anh/ chị lấy mẫu báo cáo ở đâu?
a. Có sẵn tại khoa/ phòng mình
b. Khoa Dược
c. Tìm trên internet
d. Không biết
7. Lý do nào làm anh/ chị ngại báo cáo ADR? (có thể lựa chọn nhiều đáp án)
a. Chưa biết cách làm báo cáo
b. Mẫu báo cáo không có sẵn tại khoa
c. Cho rằng phản ứng xảy ra nhẹ không đáng để báo cáo
d. Cho rằng việc báo cáo không ảnh hưởng đến phác đồ điều trị
e. Không có thời gian
f. Sợ bị phê bình, quy kết trách nhiệm khi báo cáo ADR xảy ra trên người bệnh
g. Lý do khác:…………………………………………………………………………..
8. Sau khi xử trí ADR trên bệnh nhân, anh/chị đã thực hiện các bước nào trong quy trình báo cáo ADR (có thể lựa chọn nhiều đáp án)
a. Ghi nhận lại các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường trên người bệnh vào sổ ADR của khoa/ phòng mình.
b. Kiểm tra lại tất cả các thuốc người bệnh đã sử dụng.
c. Ghi lại thông tin vào mẫu báo cáo ADR và gửi về khoa Dược.
d. Lưu lại vỏ thuốc đã xảy ra ADR
9. Theo anh/chị, khi xảy ra ADR có nên chia sẻ với đồng nghiệp không?
a. Có
b. Không
10. Thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo ADR bao gồm các thông tin nào sau đây?
a. Thông tin về người bệnh/ đơn vị báo cáo (tên đơn vị báo cáo, họ và tên người báo cáo…)
b. Thông tin về người bệnh
c. Thông tin về thuốc nghi ngờ (tên thuốc nghi ngờ, liều dùng, đường dùng…)
d. Thông tin về phản ứng có hại (biểu hiện ADR, ngày xuất hiện phản ứng, diễn biến ADR sau khi xử trí…)
e. Ghi đầy đủ các mục trong mẫu báo cáo ADR
 
Chân thành cảm ơn!
 
                                                                                          KHOA DƯỢC
                                                                                  TỔ DƯỢC LÂM SÀNG

Khảo sát online
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSehnQkaXIEZli7x8uTFKjfjkJrrtxiDDVkf2yIOkmHFcZS38A/viewform?c=0&w=1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay1,012
  • Tháng hiện tại90,152
  • Tổng lượt truy cập13,886,473
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây