Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

https://khoaduocbvdkdongnai.org


Cảnh báo dành cho các Dược sĩ phải đứng làm việc cả ngày tại nhà thuốc

(Ảnh: internet)

Cảnh báo dành cho các Dược sĩ phải đứng làm việc cả ngày tại nhà thuốc:

Bắt đầu làm việc nhà thuốc đầu tiên vào mùa đông năm 1988. Đó là một kinh nghiệm học tập tuyệt vời, vì người giám sát của tôi vào thời điểm đó đã giúp tôi hiểu tất cả những phức tạp của việc điều hành một hiệu thuốc ở bệnh viện. Ca làm việc của tôi thường là từ 12 giờ 30 phút sáng đến 9 giờ tối, giúp tôi dậy sớm hơn. Khi còn trẻ và đầy năng lượng, tôi đã làm một buổi sáng 2-4 ngày/ tuần để phụ tá cho một dược sĩ 77 tuổi tên Fred, người vẫn điều hành xuất sắc nhà thuốc riêng của mình. 

Tôi bắt đầu lúc 9 giờ sáng và làm việc cho đến trưa, và sau đó tôi lái xe qua thị trấn và có mặt tại bệnh viện để thay ca lức 12:30. Fred mắc bệnh giãn tĩnh mạch và nó làm Fred đau đớn trong một khoảng thời gian. Công việc bình thường của ông là ngồi trên ghế với cái chân gác lên trên và xem xét công việc kỹ thuật viên và nhân viên của ông làm cho ông. Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện về 50 năm tuổi ông ấy đứng đằng sau quầy hàng, không để ý đến cơn đau ở chân đến khi quá muộn. 
Lúc 24 tuổi, đây là lần đầu tiên ông bắt đầu bị giãn tĩnh mạch. Tôi chắc rằng chúng tôi đã được thảo luận về điều đó trong trường dược , nhưng chắc chắn đây được xem như một điều quan trọng cần nhớ. Vào thời điểm đó, 77 tuổi dường như là một cuộc đời rất dài, và tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra với mình. 

Mười năm sau, khi tôi đang ngồi trong một buổi hướng dẫn cho công việc mới của mình tại một hiệu thuốc ngoại trú của một bệnh viện cộng đồng địa phương. Ngồi bên cạnh tôi là một quý ông tên là Howard, một dược sĩ về hưu đã sở hữu một cửa hàng riêng ở thị trấn trong nhiều năm. Gần đây, anh đã bán nó cho một trong những người mua đã cho anh ta một đề nghị mà không thể từ chối, và bây giờ anh đã làm việc trong nhà thuốc ngoại trú ở bệnh viện. 
Trong 7 năm tiếp theo, tôi đã có đặc quyền làm việc với Howard ít nhất 1 hoặc 2 ngày mỗi tháng. Anh ấy là một trong những dược sĩ được kính nể và am hiểu nhất mà tôi từng gặp. Đã có rất nhiều lần khi một bệnh nhân đến cửa hàng khi Howard đang làm việc và hỏi một câu hỏi về một thiết bị hoặc sản phẩm. Howard luôn đi sâu vào vấn đề của bệnh nhân, đồng thời thu hút được một khách hàng khác cho hiệu thuốc của chúng tôi. 

Ở tuổi 70+, Howard thường xuyên đứng vì công việc hơn 50 năm. Có một lúc nào đó, vì lý do nào đó, anh nói muốn cho tôi thấy: Anh cúi xuống và kéo quần, hạ vớ của mình, và cho tôi thấy những vệt sẫm màu xanh sẫm, sưng lên khắp chân. Đôi chân của Howard luôn bị tổn thương. Anh cần nghỉ ngơi thường xuyên để đặt chân lên. Anh nói anh ước gì có người đã cảnh báo anh về điều đó khi còn nhỏ. 
Tôi đã không nghe Fred, nhưng tôi chắc chắn đang nghe Howard. Tôi đã được khoảng 35 tuổi khi Howard cho tôi nghe về bệnh tĩnh mạch của ông. Bây giờ, tôi đã gần 53 tuổi và đã đeo vớ hỗ trợ để làm việc mỗi ngày kể từ cuộc thảo luận đó.

Giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào?

Máu lưu thông qua các động mạch, cung cấp oxy cho tất cả các mô. Máu không mang oxy sau đó cần được trả lại về tim thông qua các tĩnh mạch. Theo thời gian, một lực hấp dẫn ngăn cản tất cả dòng máu từ chân trở về tim. 
Khi tĩnh mạch trở nên suy yếu ở một vị trí đặc biệt nào đó, hoặc một trong những van nhỏ của nó không hoạt động tốt, máu không mang oxy sẽ tích tụ, dẫn đến việc có thể nhìn thấy một chỗ phình lên nhỏ màu xanh. Theo thời gian, nhiều chỗ phồng len màu xanh sẽ hình thành. Chúng sẽ trở nên lớn hơn và bắt đầu để chèn ép các đầu mút thần kinh xung quanh, đến lúc này người bệnh cảm giác đau. Chứng giãn tĩnh mạch có thể hình thành khi chúng ta thừa cân hoặc tĩnh mạch của chúng ta đã trở nên yếu dần theo thời gian. 
Tuy nhiên, đối với Howard và Fred, chứng giãn tĩnh mạch đã hình thành bởi vì họ đứng cả ngày, mỗi ngày. Áp suất lực hấp dẫn liên tục trong suốt 50 năm là khả năng cho chứng tĩnh mạch giãn phát triển. Vì vậy, những người đứng cả ngày dài ở nơi làm việc cần chú ý đặc biệt tới đôi chân.

Mẹo đơn giản:

Vớ hay tất hỗ trợ được làm từ chất liệu đàn hồi và đàn hồi giúp tĩnh mạch đẩy máu không mang oxy trở lại tim. Nếu bạn bắt đầu đeo loại vớ/tất này trước khi bạn "cần" chúng, rất có thể bạn sẽ không bao giờ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Nếu bạn phải đứng cả ngày vì lý do công việc, hãy làm một điều cần thiết cho bản thân, đó là: chuẩn bị cho mình vài đôi vớ/ tất hỗ trợ (hay còn gọi là vớ/tất giãn tĩnh mạch, vớ y tế).


(theo http://www.pharmacytimes.com/contributor/steve-leuck-pharmd/2016/08/standing-all-day-at-the-pharmacy-takes-a-physical-toll)
(Tống hợp tin: Võ Thị Kiều Vân)

Nguồn tin: www.pharmacytimes.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây