Hội chứng Red man và thời gian truyền Vancomycin

Thứ sáu - 07/08/2020 14:46
Drug Interactions Image Design 1
Drug Interactions Image Design 1
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
HỘI ĐỒNG THUỐC- ĐIỀU TRỊ
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  Đồng Nai, ngày  06  tháng 8 năm 2020







THÔNG TIN THUỐC
Hội chứng Red man và thời gian truyền Vancomycin
 
 
  1. Hội chứng Red man (RMS)
  • Hội chứng Red man là phản ứng dạng phản vệ xuất hiện do sự mất hạt của các tế bào mast và bạch cầu ưa base, dẫn đến giải phóng histamin độc lập với kháng thể IgE hình thành trước đó hoặc con đường bổ thể.
  • Biểu hiện lâm sàng của RMS bao gồm ngứa, nổi ban đỏ hoặc ban sần ở mặt, cổ, các chi và nửa thân trên. Các biểu hiện ít gặp hơn như hạ huyết áp, phù mạch, đau ngực, khó thở... Các dấu hiệu của RMS có thể xuất hiện 4-10 phút sau khi bắt đầu truyền hoặc có thể xuất hiện sớm sau khi truyền xong thuốc và thường tự hết sau khi ngưng thuốc trong vòng 20 phút nhưng cũng có thể kéo dài trong vòng nhiều giờ.
  • Hội chứng RMS là phản ứng quá mẫn thường gặp nhất của Vancomycin, phụ thuộc liều và liên quan đến tốc độ tuyên truyền nhanh khi sử dụng liều cao. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm nồng độ dịch truyền (≥5 mg/ml), chủng tộc người da trắng, tiền sử đã có RMS.
  1. Hướng dẫn cách pha dung dịch tiêm truyền
  • Để giảm thiểu ADR liên quan đến truyền, mỗi liều vancomycin nên được truyền trong ít nhất 60 phút với tốc độ tối đa 10mg/phút và thay đổi luân phiên vị trí truyền.
  • Tốc độ truyền: ≤ 10mg/phút. Nồng độ: ≤ 5mg/ml. Dung môi: NaCl 0.9% hoặc Glucose 5%. Liều ≥1g thường được khuyến cáo truyền trong vòng 2 giờ.
 
Hướng dẫn pha dung dịch truyền Vancomycin
Truyền ngắt quãng: Hòa tan mỗi 500mg trong 10ml nước cất pha tiêm, pha loãng mỗi 500mg trong 100ml NaCl 0.9% hoặc glucose 5%, thời gian truyền ≥ 60 phút
Truyền liên tục: pha thuốc với nồng độ 2,5 – 5mg trong 01ml NaCl 0.9% hoặc glucose 5%, thời gian truyền 24 giờ
Chú ý: Sử dụng ngay sau khi pha, có thể bảo quản ở 2-8oC trong 24 giờ
 
  1. Hướng dẫn xử trí ADR      
Nếu xuất hiện RMS, cần ngừng truyền ngay vancomycin. Sử dụng Diphenhydramin hydroclorid để làm giảm các triệu chứng của phản ứng. Sau khi hết mẩn ngứa, có thể thử truyền lại ở tốc độ thấp hơn và/hoặc liều thấp hơn. Vancomycin được dung nạp tốt hơn nhiều khi được dùng. Nếu xuất hiện tụt huyết áp, cần truyền dịch và sử dụng thuốc làm tăng huyết áp trong trường hợp nặng.
 
Tài liệu tham khảo:
- Dược thư Quốc gia Việt Nam,
- Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất,
- Uptodate,
- AHFS drug information essentials,
- Sanford  guide
 

 

 
 
Nơi nhận:
- Ban Giám đốc (để biết);
- Các khoa/phòng (để biết);
- Lưu: VT, K.Dược.
TM.HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
 

Nguồn tin: Bộ phận Thông tin thuốc và Dược lâm sàng Khoa Dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,845
  • Tháng hiện tại100,487
  • Tổng lượt truy cập13,604,630
Video
Hình ảnh
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây