ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
- Thứ hai - 04/12/2023 14:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG MỘT LIỀU TRƯỚC MỔ SO VỚI KHÁNG SINH SỬ DỤNG SAU MỔ TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Võ Thị Kiều Vân1, Trần Quốc Vĩ2
TÓM TẮTMục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đến khi lấy đủ số mẫu, tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn đạt tiêu chuẩn chọn mẫu tại khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 01/04/2022 đến tháng 20/09/2022.
Kết quả: 99 bệnh nhân (BN) hoàn tất nghiên cứu, nhóm kháng sinh dự phòng (KSDP) có 1 bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi sưng viêm vết mổ (1,96%). Nhóm kháng sinh sau mổ (KSSM) có 0 bệnh nhân nhiễm khuẩn viết mổ (NKVM )(0,00%). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p = 0,999; Fisher's exact test). Chi phí thuốc kháng sinh ở 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chi phí thuốc ở nhóm KSSM cao hơn nhóm KSDP do chi phí thuốc kháng sinh.
Kết luận: Kháng sinh dự phòng đơn liều trước mổ có hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ tương đương kháng sinh sau mổ trên bệnh nhân nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ thấp (điểm NNIS=0) có chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Từ khóa: KSDP, KSSM, phẫu thuật thoát vị bẹn
MỞ ĐẦU
Đề kháng kháng sinh (KS) là vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Sự đề kháng ngày càng cao với các kháng sinh (KS) thông dụng của một số vi khuẩn thường gặp như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Enterococcus spp., Pseudomonas aeruginosa là hậu quả của việc sử dụng KS chưa hợp lý do chỉ định KS khi chƣa có nhiễm khuẩn, thời gian điều trị quá ngắn hoặc quá dàiViệc sử dụng KS điều trị kéo dài sau phẫu thuật khi chưa có nhiễm khuẩn với mục đích ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau mổ là vấn đề thường gặp ở phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại Việt Nam trong nhiều thập niên [8] [9] [10] [11]. Những năm gần đây, chương trình quản lý kháng sinh đang triển khai việc áp dụng KS dự phòng trước phẫu thuật nhằm giảm tỉ lệ sử dụng KS điều trị, từ đó hạn chế đề kháng KS và giảm chi phí điều trị. KS dự phòng được chỉ định một liều duy nhất trước khi bắt đầu phẫu thuật từ 30 – 60 phút sẽ đảm bảo nồng độ thuốc trong máu cao nhất ở thời điểm rạch dao. Sử dụng hợp lý KS dự phòng có thể giảm 50% tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) chiếm tỉ lệ khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, làm tăng nguy cơ lạm dụng KS và đề kháng KS [12] [13]. Thực tế tại Việt Nam, hướng dẫn quốc gia về phòng ngừa NKVM có hướng dẫn KS dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm nhưng các nhà Ngoại khoa lo ngại chưa tự tin áp dụng rộng rãi. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hiện đã có quy trình hướng dẫn KS dự phòng cho phẫu thuật thoát vị bẹn nhưng chưa có nghiên cứu thực nghiệm tại bệnh viện để thuyết phục các bác sĩ Ngoại khoa áp dụng thường quy KS dự phòng. [2][5][6]
1 DSĐH, Khoa Dược, Email: kieuscabiosa@gmail.com
2 BSCKII, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát
Với mong muốn có một bằng chứng khoa học về hiệu quả dự phòng của kháng sinh đơn liều sử dụng trước khi rạch da so với phác đồ KS sử dụng sau phẫu thuật, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật thoát vị bẹn tại Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai” với 2 mục tiêu như sau:
- Đánh giá hiệu quả kháng sinh dự phòng trước khi rạch da và phác đồ KS sử dụng sau mổ trong phẫu thuật thoát vị bẹn.
- So sánh chi phí của kháng sinh dự phòng trước khi rạch da và phác đồ KS sử dụng sau mổ trong phẫu thuật thoát vị bẹn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn thuộc nhóm nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ thấp đến trung bình (theo kết quả hội chẩn thông qua cuộc mổ) tại khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 01/04/2022 đến 20/9/2022.Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ thấp đến trung bình (theo kết quả hội chẩn thông qua cuộc mổ và điểm đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ NNIS ≤ 2)- Không có nhiễm trùng trước mổ hay được phát hiện trong lúc mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm β- lactam- Bệnh nhân được phát hiện viêm, tụ dịch hoặc có biến chứng nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật
- Bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh, ít nhất trong vòng 48 giờ trước khi phẫu thuật
- Bệnh nhân có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do bệnh lý toàn thân nặng (ASA >2) như: suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 2, hội chứng Cushing, suy gan, suy thận, suy kiệt (BMI ≤ 15.0) hoặc béo phì (BMI ≥ 25.0)
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt trước phẫu thuật (sốt trên 37,5oC)
- Bệnh nhân không có đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu.
Cỡ mẫu Phương pháp chọn mẫu đến khi đến khi lấy đủ số mẫu, tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn đạt tiêu chuẩn chọn mẫu tại khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 01/04/2022 đến 20/09/2022.
Phương pháp chọn mẫu
Bệnh nhân mổ theo chương trình, đạt tiêu chuẩn chọn mẫu, không xuất hiện nhiễm khuẩn lan tỏa trong lúc mổ và theo chỉ định của BS được lựa chọn vào hai nhóm nghiên cứu:- Nhóm kháng sinh dự phòng (KSDP): sử dụng KS 1 liều duy nhất trước khi rạch da từ 30-60 phút, không tiếp tục sử dụng KS sau phẫu thuật.
- Nhóm kháng sinh sau mổ (KSSM): sử dụng KS sau mổ, không sử dụng KS trước mổ. KSSM là các kháng sinh được sử dụng sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa Ngoại Tổng Quát và có phổ tác dụng trên các vi khuẩn tại vị trí vết mổ thoát vị bẹn.
Nhóm A = phác đồ KSDP 1 liều trước khi rạch da; Nhóm B = phác đồ KSSM
Công cụ thu thập số liệu: phiếu thu thập thông tin.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Phân tích số liệu gồm:- Xác định tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình: sử dụng thống kê mô tả. So sánh các tỷ lệ phần trăm của các biến định tính: sử dụng phép kiểm Chi-square, Fisher's exact test. So sánh trung bình của biến định lượng không phân phối chuẩn bằng phép kiểm Mann-Whitney và phân phối chuẩn bằng phép kiểm Independent Samples T-Test. Phân tính tương quan hồi quy logistics cho biến phụ thuộc (01 biến phân loại) và biến độc lập (01 biến phân loại hay liên tục). Giá trị được trình bày dạng trung vị (khoảng tứ phân vị) hoặc trung bình±độ lệch chuẩn.
- Trong các phép kiểm, độ tin cậy p < 0,05 được xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ 01/04/2022 đến 20/09/2022, thu thập số liệu bằng cách chọn mẫu nghiên cứu theo thời gian nhập viện ở 02 nhóm. Kết quả có 99 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu với chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn, trong đó có 51 trường hợp đưa vào nhóm A (KSDP trước khi rạch da) và 48 trường hợp được chọn vào nhóm B (KSSM sau khi đã khâu da). Nguyên nhân chính bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu do có các yếu tố như: bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn (đái tháo đường), thoát vị bẹn có biến chứng viêm nhiễm khuẩn được phát hiện trong quá trình mổ, đã sủ dụng kháng sinh điều trị trước mổ dưới 48 giờ.
Đặc điểm liên quan bệnh nhân
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu
Biến số | Nhóm KSDP | Nhóm KSSM | P value |
Tuổi | 38 (30 - 49) | 41 (33 - 53) | 0,087a |
Giới tính (nam) | 51 (100%) | 48 (100%) | 0,841c |
BMI | 22,1 ± 2,2 | 22,3 ± 2,5 | 0,318b |
Thoát vị bẹn nghẹt | 2 (3,9%) | 4 (8,3%) | 0,427c |
Bệnh mắc kèm | 25 (49,0%) | 39 (81,2%) | 0,01c |
Kết quả cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tuổi và BMI của bệnh nhân trước phẫu thuật (p > 0,05). Tất cả các bệnh nhân thuộc 2 nhóm nghiên cứu đều giới tính nam do đặc điểm thoát vị bẹn thường gặp ở nam giới, ít gặp ở nữ giới.
Không có sự khác biệt về đặc điểm bệnh nhân thoát vị bẹn nghẹt ở 2 nhóm (p > 0,05), trên lâm sàng những trường hợp thoát vị bẹn nghẹt khi phẫu thuật đặt tấm đệm mesh thường có chảy rỉ dịch tuy nhiên lượng dịch ít và cần theo dõi chặt chẽ kiểm soát nhiễm khuẩn vệ sinh vết mổ.
Ở 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm bệnh mắc kèm (p < 0,05), để loại yếu tố gây nhiễu này cần phân tích mối tương quan ảnh hưởng của bệnh mắc kèm tới tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của bệnh nhân, kết quả được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Tương quan giữa bệnh mắc kèm và nhiễm khuẩn vết mổ
Biến số | Số B | Odds ratio (OR) | Khoảng tin cậy 95% | Ý nghĩa thống kê p |
Bệnh mắc kèm | -17,060 | 0,00000004 | 0,0000 -0,0000 | 0,998d |
Hằng số = -4,143 | 95% C.I.for EXP(B) | 0,000 |
Kết quả này mô hình hồi qui logistic với log của tỉ lệ xác suất có NKVM/không NKVM được viết là: Log(p/1−p) = -4,143 + [(-17,060) x bệnh mắc kèm]
Tỉ số odds của bệnh mắc kèm: OR= 𝑒^(-17,06) = 0,00000004
Như vậy, bệnh mắc kèm là yếu tố không ảnh hưởng tới nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân nghiên cứu (p = 0,998).
Đặc điểm liên quan phẫu thuật
Tất cả bệnh nhân ở 2 nhóm đều trải qua phẫu thuật cắt túi thoát vị theo phương pháp mổ hở lichtenstein và đặt vật liệu nhân tạo tấm đệm mesh.
Yếu tố trước phẫu thuật
Bảng 3. Các yếu tố trước phẫu thuật
Biến số | Nhóm KSDP | Nhóm KSSM | P value |
ASA | 1,45 (1 - 2) | 1,57 (1 - 2) | 0,130a |
WBC | 8,5 (6,6 - 10,6) | 7,8 (6,2 - 9,9) | 0,253a |
NEU (%) | 58,88 ± 9,97 | 57,55 ± 11,92 | 0,627a |
Điểm nguy cơ NKVM dựa trên thang điểm NNIS | 0 (0-0) | 0 (0-0) | - |
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số ASA, bạch cầu, NEU (%), nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ giữa hai nhóm (p>0,05). Bệnh nhân ở cả 2 nhóm có thể trạng khỏe, không có dấu hiêu viêm nhiễm trước phẫu thuật.
Yếu tố thời gian liên quan đến phẫu thuật
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến phẫu thuật
Biến số | Nhóm KSDP | Nhóm KSSM | P value |
Thời điểm sử dụng kháng sinh | 30 phút trước khi rạch da | 5 – 10 phút sau khi khâu da | |
Thời gian phẫu thuật | 55 (45 - 65) | 52 (40 - 60) | 0,165a |
Thời gian nằm viện sau mổ | 2,8 (1,9 – 3,3) | 2,4 (1,8 – 3,0) | 0,187a |
Tổng thời gian nằm viện | 5,8 (3,3 – 6,4) | 5,3 (3,1 – 6,2) | 0,126a |
Thời gian phẫu thuật của 2 nhóm cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), Thời gian phẫu thuật trung bình dưới 60 phút ở cả 2 nhóm. Thời gian nằm viện sau mổ và tổng thời gian nằm viện không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả của nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Phan Văn Bé và cộng sự (2013), thời gian mổ trung bình 41,16 phút (SD: 11,03), ngắn nhất 30 phút, dài nhất 120 phút và thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình 4,07 ngày (SD: 0,77), ngắn nhất 2, dài nhất 7 ngày [1].
Kết quả điều trị
Kết quả điều trị được đánh giá theo chẩn đoán xác định của bác sĩ trong quá trình bệnh nhân nằm viện và kết quả tái khám sau 7 ngày. Có 6 trường hợp bệnh nhân tái khám tại bệnh viện khác, nhóm nghiên cứu thu thập thông tin tái khám của bệnh nhân qua ảnh chụp hồ sơ và video call. Dựa trên chẩn đoán của bác sĩ, tình trạng vết mổ khô, liền da sau 7 ngày và không có các tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy dịch ở vị trí mổ xem như điều trị thành công. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, theo dõi tụ dịch thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Kết quả điều trị giữa hai nhóm
Biến số | Nhóm KSDP | Nhóm KSĐT | P value |
Nhiễm khuẩn vết mổ nông sau phẫu thuật | 1 (1,96%) | 0 (0%) | 0,999c |
Nhiễm khuẩn vết mổ sau 7 ngày tái khám | 0 (0%) | 0 (0%) | - |
Trong số 99 bệnh nhân hoàn tất nghiên cứu, nhóm KSDP có 1 bệnh nhân được chẩn đoán sưng viêm vết mổ (1,96%) với thời gian phẫu thuật 50 phút, chỉ số ASA = 2, BMI = 24,3. Nhóm KSSM có 0 bệnh nhân NKVM (0,00%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p = 0,110; Chi-square test). So sánh với nghiên cứu của Takero Mazaki và cộng sự (2014), tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 2/100 BN (2%) trong nhóm KSDP cefazolin và 13/100 BN (13%) trong nhóm giả dược, sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (p = 0,003) [20]. Nghiên cứu của V Gomathi Shankar 1 và cộng sự (2010), tỷ lệ NKVM ở nhóm dùng KS là 7% và nhóm chứng giả dược là 10,5% [21]. Nghiên cứu của Phan Văn Bé và cộng sự (2013), kháng sinh dự phòng được sử dụng là cefuroxim 1,5g và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 4,2% (12/288) với các trường hợp bị nhiễm khuẩn vết mổ có thời gian phẫu thuật kéo dài (57,9± 15.2 phút) hơn so với các trừờng hợp không bị nhiễm khuẩn vết mổ (40,4±10,2 phút) (p=0,002) [1]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm KSDP có hiệu quả điều trị tương đương nhóm KSSM ở bệnh nhân nghiên cứu có điểm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ NNIS bằng 0 (tình trạng lâm sàng của bệnh nhân theo thang điểm ASA <3, phân loại phẫu thuật sạch/sạch-nhiễm, thời gian phẫu thuật < T-giờ).
Đánh giá chi phí
Bảng 6. Chi phí thuốc điều trị giữa hai nhóm
Biến số | Nhóm KSDP | Nhóm KSSM | P value |
Chi phí kháng sinh | 38.000 (37.500-39.000) | 568.678 (327.446-887.567) | < 0,001a |
Tổng chi phí thuốc | 360.482 (198.890-539.867) | 787.485 (467.586-998.606) | 0,026a |
Kết quả cho thấy chi phí thuốc ở 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chi phí thuốc điều trị ở nhóm KSSM cao hơn nhóm KSDP và nhóm KSDP chỉ dùng 1 liều kháng sinh nên chi phí kháng sinh thấp hơn khoảng 10 lần nhóm KSSM. Chi phí thuốc 1 đợt điều trị của nhóm KSSM = số ngày nằm viện trung bình*số lần sử dụng thuốc/ngày*giá thuốc*số ca/ (tổng số ca). Chi phí thuốc trung bình cho một ca ở nhóm KSSM thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7. Chi phí thuốc/ca sử dụng trong phác đồ KSSM
Kháng sinh sau mổ | Số ca bệnh | Giá thuốc kháng sinh | Chi phí thuốc điều trị |
Cefazolin 2g (Zolifast 2g), IV Amoxicillin/clavulanat 1g, PO |
6 | 38.000/lọ 11.285/viên |
3.409.780 |
Cefoxitin 2g (Tenafotin 2g), IV Amoxicillin/clavulanat 1g, PO |
6 | 99.750/lọ 11.285/viên |
7.139.860 |
Cefoxitin 2g (Fisulty 2g) Amoxicillin/clavulanat 1g, PO |
8 | 89.500/lọ 11.285/viên |
8.645.580 |
Tenafotin 2g + Metronidazole 500mg Amoxicillin/clavulanat 1g, PO |
5 | 99.750/lọ + 30.500/lọ 11.285/viên |
6.390.790 |
Metronidazole 500mg, IV Cefuroxim 500mg, PO |
8 | 30.500/lọ 2.600/viên |
8.643.980 |
Cefoperazone 2g Cefuroxim 500mg, PO |
15 | 105.000/lọ 2.600/viên |
15.867.786 |
Cefoxitin 2g + Levofloxacin 750mg, IV Amoxicillin/clavulanat 1g, PO |
2 | 99.750/lọ + 250.000/túi 11.285/viên |
2.305.600 |
48 | Tổng chi phí thuốc | 52.403.36 | |
Chi phí thuốc cho một đợt điều trị | 1.091.737 |
Bảng 8. Chi phí thuốc/ca sử dụng trong phác đồ KSDP 1 liều trước khi rạch da
Kháng sinh dự phòng | Số ca bệnh | Giá thuốc kháng sinh | Chi phí thuốc điều trị |
Cefazolin 2g (Zolifast 2g) | 21 | 38.000/lọ | 5.265.000 |
Cefazolin 2g (Zolifast 1g) | 30 | 19.000/lọ | 7.836.000 |
51 | Tổng chi phí thuốc | 13.101.000 | |
Tổng tiền thuốc cho một đợt điều trị | 256.882 |
Chi phí thuốc 1 lần điều trị của nhóm KSDP dùng 1 liều trước mổ và 1 liều trong vòng 24 giờ = số lần sử dụng thuốc/ngày*giá thuốc*số ca/ (tổng số ca).
Trong nghiên cứu, sau phẫu thuật bệnh nhân nhóm KSDP chỉ dùng giảm đau, nhóm KSSM sử dụng giảm đau hậu phẫu và kháng sinh đường tiêm sau phẫu thuật trong khoảng 2-3 ngày sau đó chuyển sang kháng sinh đường uống khi xuất viện.
Bảng 8. Chi thuốc kháng sinh ở bệnh nhân sưng viêm vết mổ thuộc nhóm KSDP
Kháng sinh đường tiêm | Số ca | Giá thuốc | Chi phí kháng sinh |
Cefoxitin 2g (Zolifast 2g) | 01 | 38.000 | 38.000 |
Cefoperazon 2g (Trikapezon 2g) | 60.000 | 240.000 | |
Kháng sinh đường uống khi xuất viện Amoxicillin/clavulanat 1g (Vingentin 1g) |
11.200 | 157.000 | |
Chi phí thuốc cho đợt điều trị | 646.000 |
Kết quả cho thấy chi phí sử dụng kháng sinh ở nhóm KSSM cao hơn nhóm KSDP từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng. Chi phi thuốc trong phẫu thuật cắt túi thoát vị bẹn có đặt mesh xem xét ở nhóm KSDP giảm đáng kể so với nhóm KSSM do sự khác nhau về chi phí kháng sinh bao gồm kháng sinh đường tiêm điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện và kháng sinh đường uống khi xuất viện. Chi phí sử dụng thuốc giảm làm giảm gánh nặng cho bệnh nhân vì bệnh nhân còn phải chi trả cho các khoản chi phí nằm viện khác như: chi phí xét nghiệm, phẫu thuật, chi phí chăm sóc theo ngày, giường. Đồng thời làm giảm chi phí thanh toán của BHYT trong trường hợp bệnh nhân có BHYT cùng chi trả, do đó, ngân sách chi trả cho việc sử dụng kháng sinh sẽ giảm thiểu đáng kể. Từ đó, bệnh viện giảm nguy cơ xuất toán BHYT do vượt trần chi phí điều trị. Đồng thời, việc sử dụng 1 liều kháng sinh duy nhất trước phẫu thuật làm giảm khối lượng công việc cho điều dưỡng so với việc thực hiện thuốc kháng sinh sau mổ với số lần dùng thuốc từ 2 đến 3 lần trong ngày, đặc biệt khi số lượng bệnh nhân tại khoa Ngoại Tổng quát quá tải càng làm tăng khối lượng công việc của điều dưỡng.
Như vậy, hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ của KSDP tương đương với sử dụng KSSM. KSDP làm giảm số lần sử dụng kháng sinh trong đợt điều trị, góp phần thực hiện chương trình quản lý kháng sinh hợp lý tại bệnh viện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong thời gian từ 01/04/2022 đến 15/09/2021 tiến hành nghiên cứu so sánh 2 phác đồ sử dụng KSDP và KSSM trên 99 ca phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận sau:
• Theo kết quả ghi nhận được, nhóm KSDP có tỷ lệ NKVM nông (1,96%) so với nhóm dùng KSSM (0,00%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p = 0,132). Thời gian nằm viện sau phẫu thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), những BN ở nhóm KSDP và KSSM xuất viện trung bình khoảng 2,4 – 2,8 ngày sau mổ.
• Chi phí điều trị ở nhóm KSDP và KSSM có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ở nhóm KSDP giảm từ 400.000 đến 800.000 đồng so với nhóm sử dụng KSSM. Do đó, giảm chi phí thuốc điều trị kháng sinh khi nằm viện và khi xuất viện cho người bệnh. Đồng thời, giảm chi phí thanh toán thuốc cho cơ quan BHYT.
Như vậy hai phác đồ KSDP và KSSM cho hiệu quả điều trị tương đương ở những bệnh nhân phẫu thuật thoát vị bẹn có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ điểm NNIS bằng 0. Chi phí thuốc thanh toán BHYT giảm khi dùng KSDP 1 liều duy nhất trước khi rạch da so với sử dụng kháng sinh sau khi rạch da trong phẫu thuật thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ hở lichtenstein có đặt mesh. Đồng thời KSDP có ưu điểm giảm khối lượng công việc cho điều dưỡng. Do vậy, việc dùng KSDP trong điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn nên được triển khai rộng rãi theo quy trình đã ban hành tại bệnh viện.
Hạn chế của nghiên cứu với số lượng mẫu chưa lớn, đối tượng chọn mẫu là những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ thấp đến trung bình (điểm NNIS bằng 0 đến 2), tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân trong nghiên cứu có điểm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ thấp ( điểm NNIS bằng 0). Trong tương lại cần thực hiện nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân thoát vị bẹn có nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ điểm NNIS từ 1đến 2 để có kết quả mang tính đại diện hơn. Thông qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần xem xét nghiên cứu áp dụng thực hiện KSDP trong các phẫu thuật ngoại khoa khác tại bệnh viện một cách hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Văn Bé (2013), ""Đánh giá kết quả điều trị Kháng sinh dự phòng trong mổ Thoát vị bẹn tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang"", Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An giang. 10, tr. 36-41.
2. Bệnh viện Chợ Rẫy (2021), "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh", Bệnh viện Chợ Rẫy.
3. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (2021), ""Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong một số phẫu thuật Ngoại khoa"", Ngoại Tổng Quát-Dược lâm sàng,(25.5.2021), tr. 1-12.
4. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (2020), "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM".
5. Bộ Y tế (2012), "Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ", tr. 4-14.
6. Bộ Y tế (2016), "Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn, ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế", Bộ Y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh.
7. Bộ Y tế (2015), "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Ban hành kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015", Nhà xuất bản y học Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2020), "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện kèm theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT", Bộ Y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh.
9. Trần Thị Châu (2007), ""Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại 23 bệnh viện, Thành Phố Hồ Chí Minh"", Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, tr. 78-84.
10. Trần Lan Chi (2018), ""Đánh giá tuân thủ phác đồ kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City"", Hội nghị khoa học dược bệnh viện Hà Nội mở rộng lần thứ 6 – năm 2018.
11. Phạm Thị Kim Huệ (2018), ""Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật Sạch, Sạch nhiễm tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh"", Y Hoc TP. Ho Chi Minh. 22(1), tr. 83-88.
12. Nguyễn Việt Hùng (2009-2010), ""Nhận xét về tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tỉnh khu vực miền Bắc", Tạp chí Y học lâm sàng. 52, tr. 16-23.
13. Nguyễn Thị Hoài Thu (2015), ""Thực trạng sử dụng kháng sinh trên các bệnh nhân phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viên Thanh Nhàn, Hà Nội", " Tạp chí Y tế Công cộng. 40, tr. 70-77.
- Ban K. A., Minei J. P., Laronga C. et al. (2017), “American College of Surgeons and Surgical Infection Society: surgical site infection guidelines, 2016 update”, Journal of the American College of Surgeons. 224 (1), pp. 59-74.
- ASHP therapeutic Guideline (2013), “ASHP Therapeutic Guidelines on Antimicrobial Prophylaxis in Surgery”, pp. 748-752.
- Cheadle, Wilifam G (2006), “Risk Factors for Surgical Site Infection‖”, Surgical Infections, 7(s1), pp, 7-11.
- John P.Kirby, John E, Mazuski (2009), Prevention of Surgical Site Infection, Surg, Clin, N Am 89, pp. 365-389.
- De Jonge S. W., Gans S. L., Atena J. J. et al (2017), “Timing of preoperative antibiotic prophylaxis in 54.554 patients and the risk of surgical site infection: A systematic review and meta-analysis”, Medicine, 96 (29)
- Alan Silver el al (1996), “Timeliness and Use of Antibiotic Propylaxis in Selected Inpatient Surgical Procedures”, the American Journal of Surgery, vol 171
- Mazaki T. et al. (2014), "A randomized trial of antibiotic prophylaxis for the prevention of surgical site infection after open mesh-plug hernia repair", Am J Surg. 207 (4), pp. 476-484.
- Shankar V. G. et al. (2010), "Prophylactic antibiotics in open mesh repair of inguinal hernia - a randomized controlled trial", Int J Surg. 8 (6), pp. 444-447.